cảm nhận về nhân vật viên quản ngục phần 1

2 câu trả lời

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn , là một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vị trí quan trọng và những đóng góp không nhỏ cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong những sáng tác tiêu biểu để lại tiếng vang trong sự nghiệp hành văn của Nguyễn Tuân là truyện ngắn" Chữ người tử tù". Trong truyện ngắn " Những người tử tù", Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật đặc sắc đi vào lòng độc giả. Ngoài Huấn Cao - con người tài hoa, khí phách hiên ngang, bất khuất và thiên lương trong sáng thì ta không thể không nhắc đến một nhân vật đặc biệt khác - viên quản ngục.

Quản ngục: không phải là một anh hùng cao đẹp như Huấn Cao, lại càng không mang dáng vóc, tính cách của một tên đao phủ khát máu, tham lam lợi lộc , vinh hoa , phú quý. Ngục quan có một ngoại hình ưa nhìn dễ nhìn. Đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Bộ mặt tư lự, nhăn nheo, có một đời sống nội tâm sâu sắc, cả nghĩ. Sau khi nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường về chuyện nhận sáu tên tử tù, trong đó có Huấn Cao "người đứng đầu bọn phản nghịch" lại "có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp", ngục quan đăm chiêu "nghĩ ngợi".

Hình ảnh ngục quan thao thức giữa đêm khuya khi đĩa dầu sở đã "vợi lần mực dầu", lúc đầu thì "tự hỉ" càng về khuya thì trên mặt ông "chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ". Việc nhận tù sắp tới đã gây ra nhiều xao động ghê gớm trong tâm tư vị ngục quan này. Ông là một người từng trải, có tính cách dịu dàng khác hẳn với những kẻ sống bằng tàn nhẫn bằng lừa lọc trong chốn đề lao. Và điều ta thấy rõ ở con người này chính là tâm hồn trong sáng, yêu cái đẹp, trọng người tài.

Đối đãi với Huấn Cao, quản ngục hết sức tôn trọng kính cẩn, thể hiện rõ thái độ biệt nhỡn nhân tài. Ngày nhận tù nhân , viên quản ngục đã làm trái với phong tục nhận tù mọi ngày," hôm nay viên quan coi ngục nhìn sáu tên tù mới vào bằng cặp mắt hiền lành". Ngay từ ánh nhìn đầu tiên mà viên quản ngục đã bày tỏ kín đáo tấm chân tình của mình đối với người sáng tạo ra cái đẹp - Huấn Cao. Mặc kệ cho những tên tay sai bên dưới nhắc khéo ngài có phải dùng đến những tiểu sảo trong nhà lao để ép cung , tra tấn thì viên quản ngục vẫn lặng thinh làm lơ đi điều đó.

Bởi lúc này đây, quản ngục biết mình đã gặp đúng người rồi, người mà từ thủa đọc vỡ nghĩa chữ sách thánh hiền hắn hằng đêm mong có được chữ của người. Suốt nửa tháng ở trong tù, ngày nào Huấn Cao cũng nhận được rượu thịt trước bữa cơm tù thành ra là chuyện lạ nhưng người vẫn cứ điềm nhiên nhận lấy hưởng thụ như thú vui lúc bình sinh chưa bị giam cầm. Và người đứng đằng sau những bữa rượu thịt ngon ấy, không ai khác chính là viên quản ngục sắp xếp đối đãi đặc biệt với Huấn Cao. Rồi đến một hôm quản ngục đích thân xuống hỏi thăm tên tù ngục ta lại càng thêm thấy rõ tấm chân tình của hắn dành cho Huấn Cao.

Thế nhưng trước những lời lẽ kính cẩn , tôn trọng của hắn, Huấn Cao lại một mực phũ phàng , coi thường: " Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây". Trước tình huống ấy, người nắm quyền uy trong tay rất bình tĩnh. Không nổi trận lôi đình để trả thù. Không giở trò tiểu nhân thị oai. Ngục quan chỉ lui ra lễ phép với một câu: "Xin lĩnh ý", Huấn Cao và năm đồng chí của người vẫn được "biệt đãi", cơm rượu lại có phần "hậu hơn trước". Tại sao ngục quan lại xử sự như thế? về vị thế, hắn chỉ tự coi mình là "là kẻ tiểu lại giữ tù", còn Huấn Cao là một anh hùng tài tử "chọc trời quấy nước", nổi danh trong thiên hạ về cái tài "viết chữ rất nhanh và rất đẹp". Vả lại, quản ngục còn hi vọng chờ cho Huấn Cao "dịu bớt tính nết" để xin chữ. Nếu được tử tù cho chữ thì hắn ta "mãn nguyện". Qua đó, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật bao phẩm chất của ngục quan: bình tĩnh, lễ độ, nhẫn nhục.

Ngục quan có một tâm hồn trong sáng thanh cao, biết trọng người tài, rất yêu thích cái đẹp. Mặc dù đã "chọn nhầm nghề", nhưng thiết nghĩ trên cõi đời này đã có chúa ngục nào có "cái sở nguyện" cao quý như hắn ? Cái ao ước của hắn thật là thanh cao, thật là một thú vui tao nhã nhân văn. Quản ngục ao ước là có một ngày nào đó "được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết". Hắn say mê, hắn khao khát vì "chữ Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm". Với quản ngục thì có vinh hạnh nào hơn nếu "có được chữ ông Huấn Cao mà treo, là có một báu vật trên đời". Vì thế, khi chưa xin được chữ Huấn Cao thì ngục quan sống trong tâm trạng đầy bi kịch.

Nỗi "khổ tâm" của hắn là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không dám giáp lại mặt vì quản ngục cảm thấy nhân cách tử tù xa cách ông nhiều quá!. Hơn thế nữa, hắn càng "khổ tâm" lo lắng, mai mốt đây, Huấn Cao bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ thì ông "ân hận suốt đời". Có thể nói, đó là một bi kịch cao quý được Nguyễn Tuân cảm nhận ở phương diện văn hoá nghệ thuật. Sự giày vò tâm trạng của quản ngục đem đến tình tiết cao trào cho tác phẩm khi Huấn Cao đồng ý cho chữ ngay trước đêm người phải ra pháp trường lãnh án tử hình.

Điều gì đến rồi cũng phải đế , giấy báo tử được gửi đến nhà lao nơi giam giữ Huấn Cao, quản ngục gọi thầy thơ lại đến tâm sự rõ sự tình của mình như một tiếng thở dài than vãn sao thời gian nhanh quá, còn chưa kịp xin chữ Huấn Cao mà đã nhận giấy án chém... Thầy thơ lại nghe xong thì vô cùng cảm động nên đã tìm đến người tù đang bị giam trong nhà lao kia kể lại sự tình và báo luôn tin tử hình cho Huấn Cao nghe. Nghe xong tên tử tù liền mỉm cười. Đó là một nụ cười chứ không phải sự sợ hãi trước cái chết đang cận kề. Phải là một kẻ đã đối mặt với bao hiểm nguy, thân quen với cái chết trong gang tấc thì nụ cười đó mới nở trên môi như vậy, con người này đúng là anh hùng bất khuất, hiên ngang bảo sao mà quản ngục không kiêng nể, lại thêm mến phục, yêu con chữ thể hiện hoài bão cả một kiếp người tung hoành bốn phương trời. Huấn Cao như thấu hiểu nỗi lòng của quản ngục, đã nói: "Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người.

Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Nhân cách văn hoá cao quý của ngục quan đã làm Huấn Cao xúc động và quý trọng. Cảnh cho chữ diễn ra trong phòng giam tử tù là sự kì ngộ giữa khách anh hùng tài tử với kẻ biệt nhỡn liên tài, một cảnh đẹp hiếm có trong nhân gian. Kẻ có quyền lại khúm núm trước một kẻ tử tù, còn kẻ tử tù áy lại thong dong, viết nên bức thư pháp ngàn người nể phục, yêu quý, săn tìm , cầu mong có được như bảo vật quý trên đời.

Trước cái đẹp của thư pháp, ngục quan đã trở thành tri âm, tri kỉ của tử tù. Ngục quan "khúm núm" cất những đồng tiền kẽm đánh dấu trên ô chữ... Ngục quan lắng nghe lời khuyên của tử tù "nên lui về quê nhà" để giữ lấy thiên lương rồi hãy "nghĩ đến chuyện chơi" chữ... Ngục quan vái tử tù một vái và nói qua dòng nước mắt: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Tất cả đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của ngục quan dưới ánh sáng của thư pháp và thiên lương.

Hình ảnh quản ngục là một trong những thành công của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật miêu tả và xây dựng nhân vật ở phương diện tài hoa độc đáo của nghệ sĩ bậc thầy. Yêu cái đẹp với tấm lòng biệt nhỡn liên tài là tâm hồn tính cách của ngục quan. Từ ngoại hình, ngôn ngữ, tâm tư tình cảm đến cử chỉ, hành động của ngục quan đã được Nguyễn Tuân miêu tả với tất cả sự chắt lọc của một ngòi bút tài hoa, đã làm hiện lên một con người có cốt cách rất đẹp.

Quản ngục với nghề nghiệp của mình trên phương diện xã hội là hoàn toàn trái ngược nhau, đối lập với Huấn Cao, nhưng trên phương diện nghệ thuật thì quản ngục là người biết yêu , biết say mê, tôn thờ cái đẹp và với nhân vật này chủ đề của tác phẩm càng thêm được thể hiện rõ nét: Cái duy nhất đang được tôn vinh và kính trọng là cái đẹp.

Viên quản ngục là viên quan coi sóc chốn lao tù, làm việc trong môi trường toàn là tội lỗi, tội phạm, cứng đầu,… song có sở thích cao quý và sở nguyện cao đẹp. “Biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền từ những ngày nào sở nguyện của viên quan coi ngục này là treo ở nhà riêng của mình một đôi câu đối do chính ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn Cao mà treo ở nhà là có một thứ vật báu trên đời”.

Qua những câu văn trên ta thấy ước nguyện lớn lao có được chữ của Huấn Cao treo trong nhà của viên quản ngục đã ấp ủ trong ông quan coi ngục này từ rất lâu, từ ngày này sang tháng khác, trong một thời gian dài, từ những năm tuổi trẻ. Trong cuộc đời, có biết bao những thú tiêu khiển thanh tao nhưng thú chơi chữ luôn ăn sâu bám rễ vào viên quản ngục. Vì sở thích cao quý, sở nguyện cao đẹp ấy, viên quản ngục đã phải dụng công trong cách đối xử với Huấn Cao, đã phải dũng cảm đánh đổi mạng sống của mình để biệt đãi Huấn Cao. Đây thực sự là con người yêu cái đến đến độ quên mình.

Không chỉ có thú vui thanh tao thích chơi chữ, viên quản ngục cũng là người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”. Khi nhận được phiến trát thông báo ngày mai sẽ có tử tù tên Huấn Cao – một người nổi tiếng khắp vùng vì tài viết chữ đẹp, viên quản ngục không e dè ca ngợi tài năng của tử tù Huấn Cao trước mặt người khác. “Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ nhanh và rất đẹp đó không?”. Theo lẽ thường, một người dù tài năng, giỏi giang đến thế nào đi chăng nữa khi sa vào chốn ngục tù đều bị quan lại khinh thường. Nhưng ở đây, viên quản ngục – một người rất có địa vị nơi ngục tù lại rất xem trọng tài năng của Huấn Cao, dám ngợi ca tài hoa của một tên tử tù, điều đó thể hiện cái nhìn kính trọng đặc biệt của viên quản ngục với người có tài.

Khi Huấn Cao được lính tỉnh bàn giao cho quản ngục, viên quản ngục nhìn sáu tên tử từ mới vào với cặp mắt hiền lành, lòng kiêng nể. Không chỉ sai người quét dọn sạch sẽ phòng giam Huấn Cao, ngày ngày viên quản ngục còn cho người đưa rượu thịt tới cho ông Huấn. Khi bước vào phòng giam Huấn Cao, bị ông Huấn ra lời trách móc, viên quản ngục không hề nóng giận, dở trò bỉ ổi mà càng thêm kính trọng Huấn Cao, nhận mình là kẻ tiểu lại.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm