Cảm nhận về hình ảnh đất nước trong đoạn 1 về đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

2 câu trả lời

I, MB: Đất nước- hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta- vừa cao cả, tang trọng, ừa xiết bao bình dị, gần gũi. Hình tượng đất nước đã khơi nguồn cho biết bao hồn thơ cất cánh. Chúng ta đã bắt gặp đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ của Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất qua đoạn trích 'Đất nước" ( Trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm. Và đây là một trong những đoạn trích tiêu biểu về cội nguồn của đất nước: 

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

....

Đất nước có từ ngày đó"

II, TB 

1, Khái quát chung

- HCST: Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971. Đó là thời điểm cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đang trải qua những năm tháng đầy thử thách, khốc liệt. Tác giả đã thể hiện sâu sắc sự thức tỉnh của tuổi trẻ các vùng bị tạm chiến miền Nam, nhận rõ bộ măt xâm lược của kẻ thù, huớg về nhân dân, sẵn sàng và tự nguyện gánh vác sứ  mệnh đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Trường ca gồm 9 chương, đoạn trích "Đất nước" là phần đầu chương V.

- Nội dung: Đoạn trích đã trả lời cho câu hỏi "Đấtnước có từ bao giờ?

2, Phân tích 

- Đoạn thơ mở đầu chương ĐN, NKĐ tìm câu trả lời cho câu hỏi: Đất nước có từ bao giờ?

+ Đất nước hình thành cùng với việc hình thành các câu chuyện dân gian: Văn học dân gian chính là nơi lưu giữ những câu chuyện về quá trình hình thành đất nước

+ ĐN hình thành với những phong tục tập quán mang đậm bản sắc dân tộc: ăn trầu, búi tóc,

+ Quan niệm về tình yêu: ân tình thuỷ chung: cha mẹ thương nhau gừng cay, muối mặn.

+ ĐN hình thành với quá trình giữ nước, kháng chiến chống ngoại xâm, gắn với hình ảnh cây tre- biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc.

+ ĐN hình thành với quá trình phát triển kinh tế, gắn với nền văn minh lúa nước, lao động vất vả hạt gạo.

=>Những câu thơ tự do với giọng thơ nhẹ nhàng sử dụng dày đặc những chất liệu văn hoá dân gian đã tạo nên hình tượng thơ vừa gần gũi thân thuộc vừa huyền ảo, đưa ta về với cội nguồn của đất nước, một đất nước có từ lâu đời nhưng lại gần gũi thân thiết với cuộc sống hàng ngày của mỗi con người.

3. Đánh giá chung :

a, Nội dung:

a. Nội dung: Sự phát hiện thú vị và độc đáo của tg về ĐN trên các phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá với nhiều ý nghĩa mới : Muôn vàn vẻ đẹp của ĐN đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân , của những con người vô danh , bình dị .

b. Nghệ thuật :

- Thể thơ tự do phóng túng .

- Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian.

- Giọng thơ trữ tình - chính luận.

III, KB: Khẳng định lại vấn đề

* Bài viết tham khảo

Đất nước- hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta- vừa cao cả, tang trọng, ừa xiết bao bình dị, gần gũi. Hình tượng đất nước đã khơi nguồn cho biết bao hồn thơ cất cánh. Chúng ta đã bắt gặp đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ của Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất qua đoạn trích 'Đất nước" ( Trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm. Và đây là một trong những đoạn trích tiêu biểu về cội nguồn của đất nước: 

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

....

Đất nước có từ ngày đó"

Đất Nước bắt đầu từ một cách trang trọng mà hết sức bình dị, gần gũi:

                      Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

                      Đất Nước có trong những “cái ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể

                      Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bà ăn bây giờ

                      Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Đất Nước vốn là giá trị bền vững, vĩnh hằng; Đất Nước được tạo dựng, bồi đăp qua nhiều thế hệ, được truyền từ đời này, sang đời khác: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi. Đứng trước một Đất Nước thiêng liêng như thế, lòng thơ dâng trào niềm xúc động và thành kính. Hai từ “Đất Nước”  được viết hoa một cách trang trọng. Dó là cách mà nhà thơ thể hiện niềm tự hào và lòng thành kính trước Đất Nước của mình. Khi ta cất tiếng khóc chào đời,  khi ta lớn lên, Đất Nước đã hiện hữu. Đât Nước có từ bao giờ/ Suy ngẫm về cội nguồn của Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm bỗng phát hiện: Đât Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ kể/ Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bà ăn. Mẹ Đất Nước vừa cổ kính lâu đời vừa bình dị, mộc mạc hiện ra trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Đất Nước là văn hóa kết tinh  từ tâm hồn Việt. Từ truyện cao dao, cổ tích đến tục ngữ, “miếng trầu” đã là một hình tượng nghệ thuật mang tính thẩm mĩ, là hiện thân của tình yêu thương, lòng thủy chung của tâm hồn dân tộc.

Cùng với tục ăn trầu, Đât Nước còn, gắn liền với những phong tục khác:

                                     – Tóc mẹ thì bới sau đầu

                                    – Cái kèo cái cộ thành tên

Thân thương, mộc mạc biết chùng nào là búi tóc sau đầu của mẹ, là những nếp nhà dựng lên từ cái kèo, cái cột, mái lá, tường rơm, vách đất; là cách đặt tên con giản dị nôm na. Mộc mạc, thân thương vật như đó cũng là một phần của Đất Nước. Và Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. Hình ảnh Đất Nước thật thân thuộc với những lũy tre xanh rì, những búp măng non bật mình vươn thẳng. Có thể thấy, từ bao đời nay, từ truyền thuyết dân gian đến tác phẩm thơ hiện đại, cây trẻ trở thành biểu tượng cho sức mạnh tinh thần quật cường đánh giặc cứu nước và giữ nước, biểu tượng phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Từ “lớn lên” được dùng rất chính xác, rạo rực niềm tin, niềm tự hào dân tộc. Giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm làm cho suy từ về cội nguồn Đất Nước giàu chất triết luận mà vẫn thiết tha, trữ tình. Cách cảm nhận, lí giải cội nguồn Đất Nước bằng những hình ảnh binh dị, thân thuộc đã khẳng định rằng: Đất Nước gần gũi, thân thuộc, bình dị ngay trong đời sống mỗi người.

Với Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước còn ẩn mình trong những vật nhỏ bé nhất. Đất Nước ẩn mình trong hạt muối, nhánh gừn; đằm sâu trong tình thương mẹ cha: Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn. Được chắt lọc từ văn hóa dân gian, câu  thơ trầm tích những ý từ xâu xa. Dù sống cuộc sống thiếu thốn, gian khổ, cha mẹ ta vẫn thương yêu nhau như gừng cay muối mặn, vẫn gắn bó trước sau, mặn mà, đinh ninh. Đất Nước mình giản dị thân thương là thế. Hình ảnh Đất Nước còn có trong từng bông lúa, củ khoai: Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng. Hình ảnh thơ giản dị nhưng gợi ra tập quán sản xuất gắn liền với văn minh lúa nước của dân tộc Việt Nam. Để làm ra hạt gạo trắng ngần, bát cơm thơm, người nông dân phải dầm sương, dãi nắng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, tỉ mỉ xay, giã, dần, sàng. Hình ảnh thơ gợi lên bao sự lam lũ, vất vả, nhọc nhằn cùng phẩm chất cần cù, chịu khó của những người chân lấm, tay bùn.

   9 câu đầu khép lại bằng tứ thơ khái quát về thời điểm hình thành Đất Nước: Đất Nước có từ ngày đóNgày đó vừa là trạng từ chỉ thời gian trong quá khú vừa là một phép thế đại từ. Vậy là Đất Nước có từ khi mẹ thường kể chuyện cổ tích cho con nghe, khi dân ta biết trồng tre đánh giặc, biết tròng ra hạt lúa, củ khoai, biết ăn trầu, búi tóc, biết sống yêu thương, thủy chung. Lịch sử Đất Nước thật giản dị, gần gũi mà xa xôi, linh thiêng biết mấy.

Đoạn thơ chín câu, tám lăm chữ mà không hề có một từ Hán Việt. Ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi, nồng hơi thở cuộc sống. Tính chính luận đã làm sáng đẹp chất trí tuệ hài hòa với chất trữ tình đậm đà. Đoạn thơ đã “nhịp mãi một tấm lòng sứ điệp” để ta thêm yêu và tự hào vể Đất Nước.

“Mặt đường khát vọng” là trường ca độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, ra đời trong chiến tranh ác liệt thời chống Mĩ, tại chiến trường Trị – Thiên – một điểm nóng – trên chiến trường miền Nam vào năm 1971. Bài thơ đã truyền đến người đọc bao xúc động, tự hào về đất nước và nhân dân. Trong bài “Có một thời đại mới trong thi ca”, Trần Mạnh Hảo viết: “Vào đêm giao thừa Tết âm lịch 1973 – 1974, dưới rừng Phước Long, chúng tôi xúc động nghe trích đoạn “Đất Nước” trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm phát trên Đài phát thanh. Những suy nghĩ về đất nước, về dân tộc đã được nhà thơ hiện đại hoá bằng chất suy tư lắng đọng và cảm xúc mãnh liệt”.

“Đất Nước” – là chương V trong trường ca “Mặt đường khát vọng” dài 110 câu thơ (trong “Văn 12” chỉ trích 89 câu). Phần đầu (42 câu) là cảm nhận của nhà thơ trẻ về Đất Nước trong cội nguồn sâu xa văn hóa – lịch sử, và trong sự gắn bó thân thiết với đời sống hằng ngày của mỗi con người Việt Nam. Phần thứ hai, cảm hứng chủ đạo về Đất Nước là sự ngợi ca, khẳng định tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân. Từ đó, nhà thơ nhận diện phát hiện Đất Nước trên bình diện về địa lý, lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tinh thần dân tộc – nền văn hiến Việt Nam. Vẻ đẹp độc đáo của chương V “Đất Nước” là tác giả vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố văn hoá dân gian, tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện cổ, phong tục…, cùng với cách diễn đạt bình dị, hiện đại gây ấn tượng vừa gần gũi vừa mới mẻ cho người đọc.

Mười ba câu thơ dưới đây trích trong phần đầu chương “Đất nước” thể hiện cảm nhận: Đất Nước gắn bó thân thiết với mỗi con người Việt nam:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

(…)

Làm nên Đất Nước muôn đời…”.

Trong chương V trường ca “Mặt đường khát vọng”, hai từ Đất Nước và Nhân Dân đều được viết hoa, trở thành “mĩ tự” gợi lên không khí cao cả, thiêng liêng và biểu lộ cao độ cảm xúc yêu mến, tự hào về Đất Nước và Nhân Dân. Chủ thể trữ tình là “anh và em”, giọng điệu tâm tình thổ lộ, sâu lắng, thiết tha, ngọt ngào. Cấu trúc đoạn thơ 13 câu thơ là cấu trúc tổng – phân – hợp mà ta cảm nhận được tính chất chính luận của ngòi bút thơ Nguyễn Khoa Điềm.

1. Hai câu thơ mở đoạn là sự thức nhận chân lý về cội nguồn, về truyền thống, về lịch sử,… Đất Nước gần gũi và gắn bó thân thiết với “anh và em”, với mọi người:

“Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước”.

Chỉ “một phần” nhỏ bé thôi, nhưng xiết bao gần gũi, gắn bó, yêu thương và tự hào. Từ khái niệm, ý niệm “mỗi công dân là một phần tử của cộng đồng, của Đất Nước” được diễn đạt một cách “mềm hóa” qua tiếng nói tâm tình của lứa đôi, của “anh và em”.

2. Bảy câu thơ tiếp theo mở rộng ý thơ trên từ “hai đứa” đến “mọi người”, từ “hôm nay” đến “ngày mai” và muôn đời mai sau.

“Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm”.

Ảnh từ internet.

Ở phần trước, nhà thơ cảm nhận: “Đất Nước là nơi anh đến trường – Nước là nơi em tắm – Đất Nước là nơi ta hò hẹn – Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Và “khi hai đứa cầm tay” thì một mái ấm, tổ ấm gia đình đã được xây dựng. Gia đình là “một phần” của Đất Nước. Chỉ có tình yêu và hạnh phúc gia đình mới tạo nên sự “hài hòa, nồng thắm” với tình yêu quê hương Đất Nước. Đó là bản chất thống nhất trong tình cảm của thời đại mới. Ý tưởng ấy đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện trong một tứ thơ sâu và đằm về nỗi “nhớ”:

“Anh yêu em như anh yêu đất nước

Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần…”.

Từ tình yêu và hạnh phúc lứa đôi mà biết yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất nước, mới có thể có tình nghĩa sâu nặng “Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm”, mới tìm thấy đất nước quê hương cả trong niềm vui và nỗi đau của anh, của em, của bao lứa đôi khác:

“Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

Có những lần trốn học bị đòn roi.

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Có một phần xương thịt của em tôi”.

(Giang Nam)

Nói về cội nguồn của giòng giống, của dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm nhắc lại sự tích “Trăm trứng”: “Đất là nơi Chim về – Nước là nơi Rồng ở – Lạc Long Quân và Âu Cơ – Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng – Những ai đã khuất – Những ai bây giờ…”. Từ huyền thoại thiêng liêng ấy mới có ý thơ này:

“Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn”

Hai chữ “cầm tay” trong câu thơ “Khi hai đứa cầm tay” có nghĩa là giao duyên, là yêu thương. “Khi hai chúng ta cầm tay mọi người” là đoàn kết, là yêu thương đồng bào,… Mọi người có cầm tay nhau, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau mới có hình ảnh “Đất Nước vẹn tròn, to lớn”, mới có đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh Việt Nam. Từ “hài hòa, nồng thắm” đến “vẹn tròn, to lớn” là cả một bước phát triển và đi lên của lịch sử dân tộc và đất nước. Đất Nước được cảm nhận là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Chỉ khi nào “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, và chỉ khi nào “lá lành đùm lá rách”, “Người trong một nước phải thương nhau cùng” thì mới có hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liêng “Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.

Bốn câu thơ trên đây cấu tạo theo phép đối xứng về ngôn từ: “Khi hai đứa cầm tay”… “Khi chúng ta cầm tay mọi người”, “Đất Nước hài hoà nồng thắm…”. “Đất Nước vẹn tròn, to lớn”. Cách diễn đạt uyển chuyển, sinh động ấy có ý nghĩa thẩm mĩ sâu sắc: hình thức này thể hiện nội dung ấy, nội dung ấy được diễn đạt bằng hình thức này. Phép đối xứng làm cho thơ liền mạch, hài hòa, gắn bó, thể hiện rõ ý thơ: tình yêu lứa đôi, tổ ấm hạnh phúc, gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc là những tình cảm đẹp, làm nên truyền thống “yêu nước, yêu nhà, yêu người” và đó là sức mạnh Việt Nam.

Ảnh từ internet

Đất nước “Nguồn thiêng ông cha”, đất nước “Trong anh và em hôm nay”, đất nước trong mai sau. Như một nhắn nhủ, như một kỳ vọng sáng ngời niềm tin:

“Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng”.

Nguyễn Thi, Anh Đức, Lê Anh Xuân, Sơn Nam… đã tạo nên giọng điệu Nam Bộ hấp dẫn trong thơ ca và truyện của mình. Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Hải,… cũng có một giọng điệu riêng “rất Huế”, dễ thương dịu ngọt. Hai tiếng “mai này” là cách nói của bà con xứ Huế.

Thế hệ con cháu mai sau sẽ tiếp bước cha ông “Gánh vác phần người đi trước để lại” xây dựng đất nước ta “Vạn cổ thử giang sơn” (Trần Quang Khải), “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” (Hồ Chí Minh). Hai chữ “lớn lên” biểu lộ một niềm tin về trí tuệ và bản lĩnh nhân dân trên hành trình lịch sử đi tới ngày mai tươi sáng. “Mơ mộng” nghĩa là rất đẹp, ngoài trí tưởng tượng về một Việt Nam cường thịnh, một cường quốc văn minh. Điều mà “anh và em”, mỗi người chúng ta mơ mộng hôm nay, sẽ biến thành hiện thực “mai này” gần.

Bốn câu thơ cuối đoạn cảm xúc dâng lên thành cao trào. Giọng thơ trở nên ngọt ngào, say đắm khi nhà thơ nói lên những suy nghĩ sâu sắc, đẹp đẽ của mình:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…”

“Em ơi em” – một tiếng gọi yêu thương, giãi bày và san sẻ bao niềm vui sướng đang dâng lên trong lòng khi nhà thơ cảm nhận và định nghĩa về Đất Nước: “Đất Nước là máu xương của mình”. Đất nước là huyết hệ, là thân thể ruột thịt thân yêu của mình, và mồ hôi xương máu của tổ tiên, ông cha của dân tộc ngàn đời. Vì “Đất Nước là máu xương của mình” nên Trần Vàng Sao đã viết:

“Nuôi lớn người từ ngày mở đất,

Bốn ngàn năm nằm gai nếm mật

Một tấc lòng cũng đẫy hồn Thánh Gióng”.

(“Bài thơ của một người yêu nước mình” 19/12/1967)

Với Nguyễn Khoa Điềm thì “gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân” là những biểu hiện của tình yêu nước, là ý thức, là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng. “Phải biết gắn bó và san sẻ… phải biết hóa thân…” thì mới có thể “Làm nên Đất Nước muôn đời”. Điệp ngữ “phải biết” như một mệnh lệnh phát ra từ con tim, làm cho giọng thơ mạnh mẽ, chấn động. Có biết trường ca “Mặt đường khát vọng” ra đời tại một nơi nóng bỏng, ác liệt nhất của thời chiến tranh chống Mỹ thì mới cảm nhận được các từ ngữ: “gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân” là tiếng nói tâm huyết “mang sức mạnh ý chí và khát vọng vượt ra ngoài giới hạn thông tin của ngôn từ” như một nhà ngôn ngữ học lừng danh đã nói.

Trong thơ ca Việt Nam thời kháng chiến, đề tài quê hương đất nước được tô đậm bằng nhiều bài thơ kiệt tác, những đoạn thơ hay, những câu thơ tuyệt cú. Cảm hứng về đất nước được diễn tả bằng nhiều tứ thơ độc đáo, mang phong cách sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ. Chất trữ tình thấm đẫm dư ba. Đất nước trong máu lửa mới mang cảm xúc sâu nặng thế. Đây là tiếng nói ở hai đầu đất nước:

“Tôi yêu đất nước này chân thật

Như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi

Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi

Và yêu tôi đã biết làm người

Cứ trông đất nước mình thống nhất”

(Trần Vàng Sao)

“Ôi! Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta như vợ như chồng

Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”.

(Chế Lan Viên)

Trở lại đoạn thơ trên đây của Nguyễn Khoa Điềm. Tứ thơ rất đẹp. Đất nước thân thương gắn bó với mọi người. Phải biết hiến dâng cho “Đất nước muôn đời”. Đoạn thơ đẹp còn vì sáng ngời niềm tin về tương lai Đất nước và tiền đồ tươi sáng của dân tộc. Đoạn thơ mang tính chính luận, chất trữ tình hàm ẩn tính công dân của thời đại mới. Giọng thơ tâm tình, dịu ngọt, tứ thơ dạt dào cảm xúc, sáng tạo về ngôn từ, hình ảnh, thể hiện một hồn thơ giàu chất suy tư, khẳng định một thi pháp độc đáo, có nhiều mới mẻ tìm tòi.

“Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình…” – một tứ thơ rất đẹp! Một tứ thơ lung linh mang vẻ đẹp trí tuệ! Lúc hòa bình phải biết đem “trí lực” để xây dựng Đất Nước, “làm nên Đất Nước muôn đời”, Đất nước “to đẹp hơn đàng hoàng hơn”. Lúc có chiến tranh phải đem xương máu để bảo toàn Sông núi. “Gắn bó, san sẻ, hóa thân” cho Đất Nước, ấy là nghĩa vụ cao cả thiêng liêng, ấy là tình yêu Đất Nước của “anh và em” hôm nay, của thế hệ Việt Nam “Mai này con ta lớn lên”…

Câu hỏi trong lớp Xem thêm