Cảm nhận về đoạn thơ sau: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Làm ơn đừng sao chép mạng!

2 câu trả lời

Y Phương là nhà thơ người dân tộc Tày tiêu biểu của nền văn học thơ ca Việt Nam. Thơ ông chân thật, mạnh mẽ, trong sáng với lối tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. Bài thơ ''Nói với con'' là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông được sáng tác năm 1980, khi đất nước chúng ta vừa thoát khỏi chiến tranh nhưng đối mặt với rất nhiều khó khăn thiếu thốn đặc biệt là người sống miền núi cao. Bài thơ là lời người cha muốn nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, vẻ đẹp phẩm chất của người đồng mình và mong muốn của cha đối với con cũng là lời tự nhắc nhở bản thân mình.

Khổ thơ đầu của bài thơ là lời thủ thỉ tâm tình của cha đối với con nói về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người:

''Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.''

Mở đầu bài thơ là khung cảnh gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Trung tâm của bức tranh là hình ảnh đứa trẻ đang tập đứng, tập đi những bước chân đầu đời. Đón đợi những bước chân ấy là vòng tay yêu thương của cha mẹ trong ''tiếng nói'', ''tiếng cười'' hạnh phúc vỡ òa:

''Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ 
Một bước chạm tiếng nói 
Hai bước tới tiếng cười''

Những bước chân con là những niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ của cha mẹ. Dẫu bước chân con đi về hướng nào ''Chân phải bước tới cha'', ''Chân trái bước tới mẹ'' thì sẽ luôn cha mẹ đón nhận bước chân con. ''Một bước'', ''hai bước'' là nhịp đếm bước chân con gợi sự mong chờ, hạnh phúc vỡ òa khi được chứng kiến đón đợi những bước đi đầu đời của con.

''Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.''

Người cha nhắc đến kỉ niệm về ngày cưới của mình để mong con luôn nhớ đến rằng con đã được lớn lên trong tình yêu hạnh phúc, trong sáng của cha mẹ. ''Ngày cưới'' có lẽ là ''ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời'' của cha và mẹ. '' Ngày cưới'' là sự minh chứng cho tình yêu của cha mẹ, là cái duyên mà trời trao ban. '' Ngày cưới'' còn là ngày con sinh ra và lớn lên trong tình yêu của cha mẹ. Con là kết tinh của cha và mẹ, là quả ngọt. Ngày con sinh ra là những niềm vui sướng, là niềm hạnh phúc của những bậc sinh thành. Bằng lời thơ thủ thỉ tâm tình, Y Phương muốn nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình. Với mong muốn của cha, ông muốn con sống sao cho xứng đáng với người đi trước và luôn tự hào, trân trọng quê hương làng bản.

Y Phương không chỉ nhắc con nhớ đến cội nguồn sinh dưỡng của con người là gia đình mà còn nhắc con nhớ đến cội nguồn của mỗi con người là quê hương làng bản:

''Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa 
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa 
Con đường cho những tấm lòng''

Hình ảnh quê hương làng bản được tác giả giới thiệu qua lối nói mang đậm chất phong cách miền núi-''người đồng mình''. ''Người đồng mình'' là người cùng làng, cùng bản, cùng thôn, cùng chung một cội nguồn dân tộc. '' Yêu lắm'' là cảm xúc tình cảm của tác giả được bộc lộ trực tiếp thể hiện tình cảm tha thiết, trìu mến của tác giả đối với ''người đồng mình''. Qua đó tác giả còn tự hào về ''người đồng mình'' có những vẻ đẹp phẩm chất cần cù chịu khó trong lao động trong câu thơ:

''Đan lờ cài nan hoa 
Vách nhà ken câu hát''

''Đan lờ'' là dụng cụ đánh bắt cá nhưng dưới bàn tay của ''người đồng mình'' chiếc dụng cụ thô sơ làm bằng những nan tre, nan nứa ấy đã trở thành ''nan hoa'' gợi bàn tay vô cùng khéo léo, tài hoa của ''người đồng mình''. Hình ảnh ''vách nhà ken câu hát'' là hình ảnh tả thực những nét đẹp văn hóa trong sinh hoạt của ''người đồng mình''. Họ hát cho nhau nghe trong các lễ hội tràn đêm suốt sáng. ''Vách nhà'' không chỉ ken bằng gỗ mà còn ''ken câu hát''.

Như vậy con không chỉ lớn lên bằng thể xác mà còn được bồi dưỡng cả tâm hồn.

''Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng''

''Rừng'' là môi trường sống của những con người miền núi. Nhắc đến rừng thì mỗi người đều sẽ liên tưởng rừng là nơi cho cây gỗ quý hiếm, cho những vẻ đẹp thiên nhiên non nước hữu tình. Nhưng đối với Y Phương ''rừng cho hoa'' gợi nhắc đến những gì đẹp đẽ nhất tinh túy nhất từ quê hương làng bản. Chính những gì đẹp đẽ nhất của quê hương đã vun đục cho ''người đồng mình'' một tâm hồn cao đẹp. Hình ảnh ''Con đường'' gợi nhiều liên tưởng đến những ngôi nhà, làng bản chon von lưng chừng núi hay những ngôi căn nhà ở trên những mõm đá gập ghềnh. ''Con đường'' được tạo nên bởi những đôi chân thô sơ của ''người đồng mình''. Đôi chân ấy đã phải dẫm đạp bao nhiêu sỏi đá để tạo nên con đường con đi. Qua đó, Y Phương muốn nhắc nhở con: ''Ngày hôm nay con đi trên con đường ấy, con phải tự hào, trân trọng và gìn giữ''.

Như vậy, con được sinh ra và lớn lên không chỉ bởi tình yêu thương của bố mẹ của gia đình mà con còn trưởng thành bởi sự bồi đắp tâm hồn, bởi tình yêu thương của ''người đồng mình'', của quê hương, làng bản. Bởi thế con phải biết gìn giữ và phát huy những vẻ đẹp đáng trân trọng ấy .

Qua bài thơ ''Nói với con'', bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Những hình ảnh thơ giàu giá trị tạo hình: “chân phải/ chân trái/ một bước/ hai bước” đã khắc họa những bước chân trẻ thơ chập chững, non nớt. Đó là hình ảnh con với những bước đi đầu tiên trong cuộc đời.

Những hình ảnh giàu sức gợi: “đan lờ cài nan hoa” vừa tả thực công cụ lao động được trang trí đẹp đẽ, vừa gợi đôi bàn tau cần cù, khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo của con người. “Vách nhà ken câu hát”: tả thực sinh hoạt văn hóa của người đồng mình, tả cảnh hát cho nhau nghe tràn đêm, suốt sáng khiến vách nhà như được ken dày những câu hát say sưa, tinh tế; gợi tâm hồn tinh tế, phong phú, tràn đầy lạc quan của người đồng mình.

Đoạn thơ còn mang ý nghĩa khái quát: Con phải học nói, học đi, để khôn lớn trưởng thành. Trên hành trình ấy, sự vững vàng “một bước/ hai bước”, sự hiểu biết “tiếng nói/cười” đều có được do công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Vì thế, con không được phép quên công lao của mẹ cha.

Thủ pháp nhân hóa: “rừng cho hoa” là vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là niềm vui, hạnh phúc mà quê hương ban tặng, qua đó ngợi ca sự giàu có và hào phóng của thiên nhiên quê hương. “Con đường cho những tấm lòng” gợi được tình cảm gắn bó, keo sơn thắm thiết của người đồng mình với căn nhà, với làng bản; gợi những bàn chân, những tấm lòng trở về với quê hương, xứ sở.

Thể hiện tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. Nguồn cội con được sinh ra không chỉ là kết tinh tình yêu của cha mẹ, mà còn là của quê hương, bởi vậy con không được quên ơn cha mẹ và quê hương mình.

`#` `Tranhoang40860`

Câu hỏi trong lớp Xem thêm