Cảm nhận về chân dung người lính ở khổ 3 của bài thơ Tiên Tiến ( xin 1 bài không có chép trên mạng ạ :3)

1 câu trả lời

“Tây Tiến” là một đơn vị quân đội được thành lập vào năm 1947 với nhiệm vụ chính là phối hợp với bộ đội Lào chống lại thực dân Pháp. Đa phần những người lính trong binh đoàn Tây Tiến đều là học sinh sinh viên, trong đó có nhà thơ Quang Dũng. Năm 1948, sau khi chuyển sang đơn vị khác, nhà thơ đã nhớ về binh đoàn Tây Tiến và sáng tác ra “Tây Tiến”. Đến với khổ thơ thứ ba, Quang Dũng đã giúp người đọc cảm nhận được hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên vô cùng chân thực:

“Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Đầu tiên, chân dung của người lính Tây Tiến được khắc họa qua hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc” – một hình ảnh rất thật. Bởi trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, ở nơi chiến trường đầy những bom đạn, hóa chất của kẻ thù đã khiến cho mái tóc của người lính không còn đẹp đẽ nữa. Kỳ lạ là cách nói “không mọc tóc” đã thể hiện được tâm thế chủ động của người lính. Họ đã lựa chọn cạo trọc đầu để thuận tiện cho sinh hoạt kháng chiến. Một hình ảnh rất độc đáo nữa đó là “Quân xanh màu lá dữ oai hùng”. Màu xanh ở đây có thể hiểu là của lớp lá ngụy trang. Trên đường hành quân nơi chiến trường, người lính phải ngụy trang để tránh khỏi tai mắt của kẻ thù. Nhưng cũng có thể đó là khuôn mặt xanh xao của người lính trước những cơn sốt rét rừng. Dù hiểu theo cách nào, người đọc cũng sẽ thấy được những khó khăn gian khổ mà họ phải trải qua. Dù trong chiến tranh, khó khăn là vật nhưng vẫn không làm mất đi tinh thần lạc quan của người lính.

Tiếp đến, Quang Dũng đã cho thấy một tầm hồn mơ mộng của người lính Tây Tiến. Những người lính ấy tuổi mới chỉ mười tám đôi mươi – vẫn còn là những học sinh, sinh viên mang trong mình nhiều lý tưởng mơ mộng. Vì nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc mà tạm gác bút nghiên, cầm súng để chiến đấu. Hình ảnh “mắt trừng” gửi đến một đôi mắt đang theo dõi kẻ thù với sự căm giận và quyết tâm. Đôimắt ấy “gửi mộng qua biên giới” với khát vọng về một hòa bình cho tổ quốc, cho nhân dân. Để rồi khi đêm đến họ mơ về “Hà Nội dáng kiều thơm” – đó là những cô gái Hà Nội với vẻ đẹp thướt tha thanh lịch. Khi đọc câu thơ này của Quang Dũng, nhiều nhà nghiên cứu văn học đã cho rằng nó mang cái “buồn rớt, mộng rớt” của giai cấp tiểu tư sản. Nhận xét như vậy có phần còn phiến diện, một chiều

Bất kì một trận chiến nào cũng đều có mất mát, hy sinh. Nhưng sự hy sinh của họ lại được Quang Dũng khắc họa thật hào hùng. Từ láy “rải rác” kết hợp với cụm từ Hán Việt “biên cương mồ viễn xứ” làm cho câu thơ trở nên trang trọng hơn. Câu thơ giúp người đọc hình dung được đó không chỉ là một cái chết mà rất nhiều cái chết. Với lời khẳng định “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, chúng ta đã thấy được tinh thần của một thế hệ trẻ Việt Nam bấy giờ. Dù tuổi đời còn trẻ, nhưng vẫn quyết ra đi để bảo vệ tổ quốc – “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Tiếp đến là hình ảnh “áo bào” chính là chiếc áo lính các anh đang mặc. Điều kiện chiến tranh khắc nghiệt, thiếu thốn đến không có cả chiếu để bọc thi thể người lính đã hi sinh. Những người đồng đội của các anh phải lấy chiếc áo mà các anh đang mặc để chôn cất. Cách nói “về đất” là nói giảm, nói tránh để giảm bớt đau thương và cũng là sự ngợi ca, trân trọng dành cho người anh hùng của quê hương đất nước. Hình ảnh cuối cùng “sông Mã gầm lên khúc độc hành” là sự thành kính đưa tiễn các anh. Sự hy sinh của người lính Tây Tiến đã khiến cho thiên nhiên vạn vật cũng phải khóc thương

Như vậy, Quang Dũng đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về hình ảnh người lính Tây Tiến với những nét đẹp tiêu biểu. Khổ thơ thứ ba đã đem đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc.

ĐÁNH GIÁ CHO MÌNH 5 SAO VÀ CTLHN NHÉ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm