Cảm nhận những nét mới của nhà văn nam cao và thạch lam thể hiện qua tác phẩm chí phèo và tác phẩm hai đứa trẻ
2 câu trả lời
Dàn ý nha bạn
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận.
Giới thiệu tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chí Phèo của Nam Cao.
2. Giải thích – Giải thích từ ngữ, ý nghĩa câu trích:
+ Khát vọng: là sự mong muốn, là khao khát đạt được một điều gì đó. Đó là điều mà con người luôn hướng tới.
+ Động lực: những nguồn lực, những yếu tố thúc đẩy, giúp ích cho con người thực hiện một điều gì đó.
– Ý kiến nhấn mạnh đến hai vấn đề:
Khát vọng luôn tiềm tàng trong mỗi con người.
Khát vọng giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống để đạt được ước mơ.
– Trong Hai đứa trẻ và Chí Phèo:
+ Các nhân vật đều thể hiện một khát vọng chung, đó là khát vọng được sống đúng nghĩa chứ không chỉ là sự tồn tại trong cuộc đời.
+ Khát vọng sống đó chính là nguồn động lực để các nhân vật trong tác phẩm không đầu hàng và buông xuôi trước thực tại, mà luôn nỗ lực để đạt được ước mơ của mình bằng những hành động cụ thể.
3. Phân tích, chứng minh nhận định
a) Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm:
– Thạch Lam là nhà văn lãng mạn là nhà văn xuất sắc của xu hướng văn học lãng mạn trước năm 1945. Ông có biệt tài về truyện ngắn, với những truyện không có truyện, khai thác thế giới nội tâm của nhân vật. Lối văn của ông trong sáng, giản dị nhưng chứa đựng sự nhạy cảm và lòng yêu thương của tác giả trước cảnh vật và con người.
– Hai đứa trẻ là một trong những truyện đặc sắc của Thạch Lam, in trong tậpNắng trong vườn. Đây là tác phẩm có sự hoà quyện yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.
* Hai đứa trẻ thể hiện khát vọng tiềm tàng, là động lực giúp con người vượt qua trở ngại để đạt được ước mơ:
– Cuộc sống nghèo nàn, quẩn quanh, tẻ nhạt nơi phố huyện:
+ Cảnh chợ tàn: người về hết, trên đất chỉ còn rác rưởi… mấy đứa trẻ nhà nghèo cúi lom khom nhặt nhạnh…
+ Cảnh những kiếp người tàn: chị Tí, bác phở Siêu, vợ chồng bác xẩm, bà cụ Thi…
+ Cuộc sống của chị em Liên: nghèo khó, tẻ nhạt, buồn chán
à Thạch Lam tái hiện lại cuộc sống tối tăm, quẩn quanh, bế tắc của những con người nơi phố huyện nghèo.
– Dù cuộc sống tẻ nhạt, quẩn quanh không lối thoát nhưng họ vẫn có khát vọng vươn lên, vượt qua hoàn cảnh để hướng tới ánh sáng, hạnh phúc:
+ Mọi người vẫn tiếp tục sống và hi vọng: chị Tí dẫu biết bán hàng không ăn thua gì vẫn chăm chỉ; chị em Liên vẫn đều đặn mở cửa hàng…
+ Mọi người chờ tàu như mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ. Dù chẳng mấy khi bán thêm được gì nhưng họ vẫn chờ đợi chuyến tàu để có thêm hi vọng, niềm tin để tiếp tục sống. Sau khi đoàn tàu đi qua mới là lúc họ kết thúc công việc.
+ Chị em Liên chờ tàu để hướng về quá khứ tươi đẹp.
(Lấy dẫn chứng tiêu biểu để minh hoạ cho các nội dung trên)
a) Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm:
– Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc. Trước cách mạng, ông thường viết về đề tài nông dân và người trí thức. Các tác phẩm của ông thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc và phong cách nghệ thuật độc đáo: khai thác những nét mới mẻ trong đề tài, chú ý nội tâm nhân vật, kết cấu độc đáo…
– Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao. Truyện ra đời năm 1941, tên ban đầu là Cái lò gạch cũ, sau đổi thành Đôi lứa xứng đôi và cuối cùng làChí Phèo. Truyện khai thác đề tài người nông dân với cách nhìn mới mẻ, mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
* Chí Phèo thể hiện khát vọng tiềm tàng, là động lực giúp con người vượt qua trở ngại để đạt được ước mơ:
– Trước khi đi tù:
+ Chí Phèo có hoàn cảnh hết sức éo le: bị bỏ rơi từ nhỏ, ở với hết người này người khác, phải đi ở, làm thuê.
+ Khi đó Chí Phèo vẫn có ước mơ, khát vọng. Điều đó đã giúp Chí Phèo vượt qua hoàn cảnh éo le, lớn lên trở thành một anh canh điền khoẻ mạnh, có nhân cách, có ước mơ khát vọng hạnh phúc bình dị.
– Sau khi đi tù về:
+ Chí Phèo thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, bị mọi người xa lánh.
+ Khát vọng hạnh phúc đã thức tỉnh Chí Phèo: gặp Thị Nở, Chí Phèo thức tỉnh các giác quan, thức tỉnh lương tri của một con người, Chí Phèo khao khát lương thiện, khao khát được xây dựng cuộc sống hạnh phúc cùng với Thị Nở. Điều đó trở thành động lực giúp Chí Phèo có những hành động thực hiện khao khát của mình.
+ Khi bị cự tuyệt quyền làm người, khát vọng sống một lần nữa thôi thúc Chí Phèo hành động, giết chết Bá Kiến và tự sát. Đó là nỗ lực cuối cùng để làm người lương thiện của Chí Phèo.
(Lấy dẫn chứng tiêu biểu để minh hoạ cho các nội dung trên)
4. Đánh giá, mở rộng – So sánh vấn đề nghị luận trong hai tác phẩm:
+ Đều quan tâm đến số phận của những con người bất hạnh; chú ý đến những ước mơ, khát vọng tiềm tàng, ẩn sâu trong họ; biến những khát vọng ấy thành hành động cụ thể.
+ Đặc biệt chú ý đến khát vọng được sống đúng nghĩa như một con người. Không chấp nhận cuộc sống quẩn quanh, tăm tối, cuộc sống không được sự thừa nhận của mọi người.
+ Đều chú ý đến thế giới nội tâm nhân vật.
+ Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn, nhưng truyện ngắn của ông vẫn phảng phất yếu tố hiện thực. Thạch Lam quan tâm đến những số phận nhỏ bé, tội nghiệp và những xúc cảm mong manh của họ.
+ Nam Cao là nhà văn hiện thực, ông quan tâm tới người nông dân với những diễn biến tâm lí phức tạp.
– Sự đề cao khát vọng sống của con người chính là biểu hiện rõ nét của tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn xuất sắc của hai xu hướng lãng mạn và hiện thực trước cách mạng tháng Tám – 1945.
5. Kết luận vấn đề
Những nét mới của nhà văn Nam Cao thể hiện qua tác phẩm " Chí Phèo" :
- Nhà văn đã cảm nhận về cuộc đời và số phận người nông dân không phải về nỗi thống khổ do đói cơm, rách áo mà là nỗi thống khổ của một người bị tha hóa về nhân hình và nhân tính.
- Nhà văn nhận thấy quy luật của cái ác không chấm dứt hẳn, không thể giải quết ngay mà vẫn cứ tiếp tục và kéo dài , phát triển theo quy luật " tre già măng mọc "
Những nét mới của nhà văn Thạch Lam trong tác phẩm hai đứa trẻ:
- Khi miêu tả các nhân vật trong tác phẩm, nhà văn không chú trọng miêu tả ngoại hình mà chủ yếu thể hiện những cảm xúc tinh tế và mong manh của nhân vật
- Nhà văn nhìn thấy ở nhân vật của mình không chỉ là sự nghèo khổ, quẩn quanh mà sâu thẳm trong tâm hồn của họ luôn có những ước mơ, khát vọng đổi đời dù rất mong manh, mơ hồ nhưng rất đáng trân trọng.