Cảm nhận khổ 3 của bài thơ tây tiến và nhận xét về phong cách nghệ thuật của quang dũng

2 câu trả lời

** Bạn tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây nhé **

* Dàn ý

A. Mở bài

 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm

 - Khái quát khổ 3

 - Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

- Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên trong những gian khổ khó khăn khắc nghiệt:

+ " Không mọc tóc, quân xanh màu lá " -> những cơn sốt rét rừng hành hạ các anh ngày đêm khiến tóc không thể mọc, làn da xanh xao.

+ Ngày đêm canh giữ cho quê hương đất nước.

- nhưng ở họ vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp tinh thần vui tươi lạc quan:

+ Cách nói chủ động: không mọc tóc.

+ " Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm".

+ Sự vui tươi dí dỏm của những chàng trai tuổi 20 "chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh".

- hình ảnh người chiến sĩ hiện lên với những nguy hiểm luôn rình rập nơi chiến trường.

+ Từ " rải rác " kết hợp với " biên cương" -> những khắc nghiệt nơi chiến trường mà người lính Tây Tiến phải trải qua.

- sự nâng niu trân trọng của nhà văn ở hai câu cuối:

+ Áo bào: dùng ở thời vua chúa biểu tượng cho sự sự tôn trọng -> sự tiếc nuối.

+ Sông mã: xuất hiện lần 2 trong tác phẩm. Động từ " gầm ": sự dữ dội của thiên nhiên trước cái chết của người lính.

- Nghệ thuật: 

   + Bút pháp tả thực k

   + Với giọng thơ trang trọng, đôi lúc lắng xuống, cảm xúc dạt dào.

C. Kết bài

 - Đánh giá chung

 - Nêu cảm nghĩ của bản thân

** Bài văn tham khảo 

Hình ảnh của người lính Tây Tiến ngay từ những dòng thơ đầu tiên của khổ 3 đã hiện lên với sự gan dạ, dũng cảm để vượt qua những thử thách của thiên nhiên. 

Họ phải chiến đấu với những lần sốt rét. Và sau những lần ấy, họ như càng mạnh mẽ hơn. Họ nắm thế chủ động với cách nói: " Tây Tiến...mọc tóc". Những hình ảnh chân thực: " quân xanh màu lá, không mọc tóc" đã làm người lính hiện lên với những khí chất trượng nghĩa, anh hùng. Mười bốn chữ thơ mà chạm khắc vào lịch sử hình ảnh một đoàn quân phi thường, độc đáo, có một không hai trong cuộc đời cũng như trong thơ ca. Đoàn quân của một thuở “xếp bút nghiêng lên đường chinh chiến” của các chàng trai Hà Nội kiêu hùng, hào hoa.

Trong trái tim họ không chỉ có ẩn chứa tình cảm yêu quê hương, yêu tổ quốc mà họ còn dành một góc nhỏ cho tình cảm lứa đôi. Hình ảnh " dáng kiều thơm" là hình ảnh của những cô gái Hà Thành. Họ là người trong mộng của những người lính Tây Tiến, là người mà sau khoảng thời gian về đêm tĩnh lặng họ lặng lẽ để nhớ về. 

Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi - xưa nay đi chiến trận, mấy ai trở về, các chiến sĩ Tây Tiến cũng không khỏi tránh phải những mất mát, hi sinh.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Sau những câu thơ rắn rỏi, đẹp đẽ, đến đây, âm điệu câu thơ chợt trầm và trùng xuống để độc giả thấy rõ hơn bản chất của sự việc. Dường như đây là một cảnh phim được Cố ý quay chậm. Còn gì thiêng liêng và cao cả hơn sự hi sinh, chấp nhận gian khổ của người lính. Trên đường hành quân người chiến sĩ Tây Tiến gặp biết bao ngôi "mồ viễn xứ" của những người con "chết xa nhà". Nhưng các chiến sĩ ta nhìn thấy với đôi mắt bình thản, bởi họ đã chấp nhận điều đó. Một trong những động cơ thôi thúc họ lên đường là hình ảnh người anh hùng da ngựa bọc thây mà họ tiếp nhận được trong văn chương sách vở. Một niềm đam mê trong sáng pha chút lãng mạn.
Hai câu thơ cuối tiếp tục âm hưởng bi tráng, tô đậm thêm sự mất mát hi sinh nhưng đó lại là một cái chết cao đẹp - cái chết bất tử của người lính Tây Tiến.

Áo bào thay chiếu anh về đất.
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Hai câu mới đọc qua tưởng như chỉ làm nhiệm vụ miêu tả, thông báo bình thường nhưng sức gợi thật lớn. Đâu đây vẫn như còn thấy những giọt nước mắt đọng sau hàng chữ. Hai câu thơ rắn rỏi mà cảm khái, thương cảm thật sâu xa. Làm sao có thể dửng dưng trước cảnh “anh về đất”? “Anh về đất” là hóa thân cho dáng hình xứ sở, thực hiện xong nghĩa vụ quang vinh của mình. Tiếng gầm của sông Mã về xuôi như loạt đại bác rền vang, vĩnh biệt những người con yêu của giống nòi.

Để làm được nên thành công của đoạn thơ, Quang Dũng đã sử dụng những bút pháp tài hoa, lãng mạn, phóng khoáng. Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng với nhiều sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ độc đáo, vừa có nét cổ kính, vừa mới lạ. Bên cạnh đó, với giọng điệu sâu sắc, đôi lúc lắng xuống, cảm xúc dạt dào, Quang Dũng đã làm hiện lên hình tượng người lính như bức tượng tài không thể nào quên của tác giả. 

II. Thân bài:

1. Khái quát tác giả, tác phẩm

- Khái quát chung:

+ Hoàn cảnh sáng tác: là bài thơ sau khi tác giả rời xa đơn vị cũ, cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ lại những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến và viết nên bài thơ Tây Tiến.

+ Nội dung bài thơ: Là nỗi nhớ về chiến trường, về con người, về thiên nhiên Tây Bắc bằng cả tấm chân tình của chính tác giả

+ Vị trí đoạn trích: Là đoạn thơ thứ ba trong mạch cảm xúc của toàn bài thơ

+ Nội dung đoạn trích: Chân dung người lính Tây Tiến với sự hi sinh bi tráng của họ.

2. Phân tích khổ 3:

- Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên trong những gian khổ khó khăn khắc nghiệt:

+ " Không mọc tóc, quân xanh màu lá " -> những cơn sốt rét rừng hành hạ các anh ngày đêm khiến tóc không thể mọc, làn da xanh xao.

+ Ngày đêm canh giữ cho quê hương đất nước.

- nhưng ở họ vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp tinh thần vui tươi lạc quan:

+ Cách nói chủ động: không mọc tóc.

+ " Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm".

+ Sự vui tươi dí dỏm của những chàng trai tuổi 20 "chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh".

- hình ảnh người chiến sĩ hiện lên với những nguy hiểm luôn rình rập nơi chiến trường.

+ Từ " rải rác " kết hợp với " biên cương" -> những khắc nghiệt nơi chiến trường mà người lính Tây Tiến phải trải qua.

- sự nâng niu trân trọng của nhà văn ở hai câu cuối:

+ Áo bào: dùng ở thời vua chúa biểu tượng cho sự sự tôn trọng -> sự tiếc nuối.

+ Sông mã: xuất hiện lần 2 trong tác phẩm. Động từ " gầm ": sự dữ dội của thiên nhiên trước cái chết của người lính.

3. Nhận xét phong cách nghệ thuật: tài hoa, phóng khoáng, lãng mạn.

Nghệ thuật:Bút pháp tả thực khắc họa chân dung người lính với hiện thực gian khổ nơi chiến trường; dùng từ Hán – Việt cổ kính để tăng thêm sự thành kính, trân trọng với người đã khuất; nói giảm để thể hiện lí tưởng cao đẹp của người chiến sĩ trong chiến đấu, khắc họa sự hi sinh, nhấn mạnh sự mất mát nơi chiến trường

- Nhận xét: Với giọng thơ trang trọng, đôi lúc lắng xuống, cảm xúc dạt dào, hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp bi tráng, tạc vào lòng người như bức tượng đài bất tử về người lính không thể nào quên. 

Đoạn văn mẫu:

2. Phân tích khổ 3:

Hình ảnh của người lính Tây Tiến ngay từ những dòng thơ đầu tiên của khổ 3 đã hiện lên với sự gan dạ, dũng cảm để vượt qua những thử thách của thiên nhiên. 

Họ phải chiến đấu với những lần sốt rét. Và sau những lần ấy, họ như càng mạnh mẽ hơn. Họ nắm thế chủ động với cách nói: " Tây Tiến...mọc tóc". Những hình ảnh chân thực: " quân xanh màu lá, không mọc tóc" đã làm người lính hiện lên với những khí chất trượng nghĩa, anh hùng. Mười bốn chữ thơ mà chạm khắc vào lịch sử hình ảnh một đoàn quân phi thường, độc đáo, có một không hai trong cuộc đời cũng như trong thơ ca. Đoàn quân của một thuở “xếp bút nghiêng lên đường chinh chiến” của các chàng trai Hà Nội kiêu hùng, hào hoa.

Trong trái tim họ không chỉ có ẩn chứa tình cảm yêu quê hương, yêu tổ quốc mà họ còn dành một góc nhỏ cho tình cảm lứa đôi. Hình ảnh " dáng kiều thơm" là hình ảnh của những cô gái Hà Thành. Họ là người trong mộng của những người lính Tây Tiến, là người mà sau khoảng thời gian về đêm tĩnh lặng họ lặng lẽ để nhớ về. 

Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi - xưa nay đi chiến trận, mấy ai trở về, các chiến sĩ Tây Tiến cũng không khỏi tránh phải những mất mát, hi sinh.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Sau những câu thơ rắn rỏi, đẹp đẽ, đến đây, âm điệu câu thơ chợt trầm và trùng xuống để độc giả thấy rõ hơn bản chất của sự việc. Dường như đây là một cảnh phim được Cố ý quay chậm. Còn gì thiêng liêng và cao cả hơn sự hi sinh, chấp nhận gian khổ của người lính. Trên đường hành quân người chiến sĩ Tây Tiến gặp biết bao ngôi "mồ viễn xứ" của những người con "chết xa nhà". Nhưng các chiến sĩ ta nhìn thấy với đôi mắt bình thản, bởi họ đã chấp nhận điều đó. Một trong những động cơ thôi thúc họ lên đường là hình ảnh người anh hùng da ngựa bọc thây mà họ tiếp nhận được trong văn chương sách vở. Một niềm đam mê trong sáng pha chút lãng mạn.
Hai câu thơ cuối tiếp tục âm hưởng bi tráng, tô đậm thêm sự mất mát hi sinh nhưng đó lại là một cái chết cao đẹp - cái chết bất tử của người lính Tây Tiến.

Áo bào thay chiếu anh về đất.
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Hai câu mới đọc qua tưởng như chỉ làm nhiệm vụ miêu tả, thông báo bình thường nhưng sức gợi thật lớn. Đâu đây vẫn như còn thấy những giọt nước mắt đọng sau hàng chữ. Hai câu thơ rắn rỏi mà cảm khái, thương cảm thật sâu xa. Làm sao có thể dửng dưng trước cảnh “anh về đất”? “Anh về đất” là hóa thân cho dáng hình xứ sở, thực hiện xong nghĩa vụ quang vinh của mình. Tiếng gầm của sông Mã về xuôi như loạt đại bác rền vang, vĩnh biệt những người con yêu của giống nòi.

3. Nhận xét về nghệ thuật của nhà thơ.

Để làm được nên thành công của đoạn thơ, Quang Dũng đã sử dụng những bút pháp tài hoa, lãng mạn, phóng khoáng. Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng với nhiều sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ độc đáo, vừa có nét cổ kính, vừa mới lạ. Bên cạnh đó, với giọng điệu sâu sắc, đôi lúc lắng xuống, cảm xúc dạt dào, Quang Dũng đã làm hiện lên hình tượng người lính như bức tượng tài không thể nào quên của tác giả. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm