Cảm nhận của em về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ thứ 3 của bài thơ tây tiến

1 câu trả lời

Em tham khảo bài làm dưới đây nhé:

1. MB:

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ , vẽ tranh, soạn nhạc nhưng trước hết Quang Dũng là một hồn thơ lãng mạn và tài hoa. "Tây Tiến " là tác phẩm tiêu biểu của Quang Dũng

- Đoạn 3 đã vẽ nên bức chân dung người lính Tây Tiến vừa hiện thực vừa lãng mạn

2. TB:

- Người lính hiện lên với vẻ ngoài dí dỏm: "không mọc tóc". Người lính không mọc tóc là do bệnh sốt rét hoành hành dẽ dội khiến cho họ rụng tóc trọc đầu, vàng vọt xanh xao đâu còn tươi nữa những ngày hoa

- Mắt trừng gửi mộng thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc đến cùng đem lại sự bình yên cho tổ quốc

- Người lính Tây Tiến đa phần là thanh niên trí thức Hà Thành nên khi ra đi họ luôn mang trong mình một "dáng kiều thơm". Dáng kiều thơm đâu chỉ là hình dáng của người phụ nữ xinh đẹp mà còn là dáng hình của phố phường Hà Nội mến yêu: một bức chân trên hè phố, một tà áo bay trong buổi đầu đông, những phố cổ rêu phong mỗi độ thu sang lá vàng rơi như nắng,..tất cả cứ sóng sánh sắc nước hương trời Hà Nội

- Người lính ra đi kháng chiến với những hoàn cảnh khốc liệt. Những nấm mồ viễn xứ nơi ấp ủ dáng hình các anh về với đất mẹ mọc lên như nấm. Thật thảm khốc biết bao

- Người lính Tây Tiến ra đi với tinh thần "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" vì vậy họ không ngại hiểm nguy gian khổ, sẵn sàng dâng hiến tuổi xuân của mình cho dải đất hình chữ S

- Manh chiếu rách phủ lên thi thể các anh như những tấm áo bào  cả những vị vua thời cổ ấp ủ các anh vào lòng đất mẹ yêu thương

- Sự hi sinh của những người lính Tây Tiến khiến thiên nhiên cũng phải gào thét dữ dội. Động từ mạnh "gầm" đã thể hiện sự xót xa đau đớn trước sự ra đi mãi mãi của những anh lính trẻ tuổi

III. KB:

- Qua ngòi bút của Quang Dũng, người lính Tây Tiến hiện lên tuy bi mà vẫn tráng, vẫn hùng

Câu hỏi trong lớp Xem thêm