Cảm nhận của em về hình ảnh bếp lửa trong 3 câu thơ đầu của bài " bếp lửa" ( Bằng Việt ) Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa! * lưu ý trong 3 câu thơ đầu thôi nhé. Không phải cả bài.

2 câu trả lời

Mở đầu câu thơ là hình ảnh của “một bếp lửa”, hình ảnh ấy được nhà thơ điệp tới hai lần, xuất hiện ở đầu hai câu thơ khiến cho tiếng “một bếp lửa” trở thành điệp khúc của toàn bài.

Hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh vô cùng quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam vào buổi sớm mai, nhất là vào mùa đông lạnh giá, bếp lửa mang lại hơi ấm, giúp con người xích lại gần nhau hơn, vì vậy, bếp lửa luôn ấm nóng là dấu hiệu của một gia đình hạnh phúc, tràn đầy yêu thương. Hình ảnh bếp lửa được nhà thơ cảm nhận rõ bằng thị giác, ngọn lửa ẩn hiện trong làm sương sớm “chờn vờn”. Hình ảnh “chờn vờn” thật sống động , gợi nên một ngọn lửa không định hình, khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ. Từ láy “chờn vờn” gợi nhớ, gợi thương đến hình dáng bập bùng của ngọn lửa, cái bập bùng của ngọn lửa trong căn bếp dường như không chỉ rạo rực vách tường mỗi sớm mai nào mà giờ đây còn là cái “chập chờn” trong lòng của người con xa quê. Bếp lửa chờn vờn hay ký ức đang chờn vờn sống dậy trong tâm trí người cháu?. Bếp lửa không chỉ sưởi ấm người cháu mà còn sưởi ấm cả người đọc qua hình ảnh ẩn dụ “ấp iu nồng đượm”. Ở đây, tác giả đã rất khéo léo khi sử dụng từ láy tượng hình “ấp iu”. Ở câu thơ thứ hai này, nhiều người cho rằng “ấp iu” không được coi là từ láy”. Nhưng đây là một sự sáng tạo trong cách dùng từ của Bằng Việt, “ấp iu” là sự kết hợp tinh tế giữa hai từ “ấp ủ” và “nâng niu”, qua đó để gợi nên một bàn tay kiên nhẫn, một bàn tay khéo léo để thắp lên ngọn lửa sáng hồng, ngọn lửa được đốt lên khôgn chỉ bởi than, rơm mà còn là tấm lòng chi chút của, bà thương cháu, yêu cháu, bà không muốn cháu bị lạnh giữa mùa đông, bà muốn cháu có được một giấc ngủ ấm áp trọn vẹn

Ngay ba câu thơ đầu, điệp ngữ “một bếp lửa” đã đi liền với các từ láy chờn vờn, ấp iu… gợi cho ta cái cảm giác ấm áp với tình cảm chứa chan. Và ngay lập tức, hình ảnh người bà đã hiện lên. Ở đây, bà không hiện lên như một bà tiên mà hiện lên trong trái tim của người cháu nhớ về người bà gian nan. Từ hồi ức dần dần trở về dưới những dòng thơ của tác giả. Gần hai mươi năm sau, khói vẫn làm cay mắt tác giả. Cái “cay” này không phải là cái “cay” do củi ướt, củi tươi mà cái cay đắng cuả những kỉ niệm đói khổ của nhiều người, trong đó có hai bà cháu tác giả. Từ “tu hú” được điệp lại ba lấn làm cho âm điệu cấu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả.Tiếng “tu hú” lúc mơ hà, lúc văng vẳng từ những cánh đồng xa lâng lâng lòng người cháu xa xứ. Tiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơ, rộng hơn trong cái không gian xa thẳng của nỗi nhớ thương. 

`#` `Tranhoang40860`