cảm nhận của em về đoạn thơ sau : không có kính không phải vì xe không có kính bom giật bom rung kính vỡ đi rồi ung dung buồng lái ta ngồi nhìn đất ,nhìn trời ,nhìn thẳng. nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng nhìn thấy con dường chạy thẳng vào tim thấy sao trời và đột ngột cánh chim như xa như ùa vào buồng lái không có kính ừ thì có bụi bụi phun tóc trắng như người già chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc nhìn nhau mặt lấm cười ha ha không có kính ừ thì ướt áo mưa tuôn mưa xối như ngoài trời chưa cần thay lái trăm cây số nữa mưa ngừng gió lùa mau khô thôi

1 câu trả lời

Người lính được miêu tả với tư thế ung dung . Xe không kính nghĩa là ngồi trong buồng lái chẳng khác gì ngồi ở "ngoài trời" , phải chịu thêm nhiều nguy cơ cả về bom đạn và thiên nhiên khắc nghiệt . Vậy mà người lính vẫn bình thản,ung dung, tự tin, chủ động : Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng . Câu thơ này tự thoát, rắn rỏi ; điệp từ "nhìn "thể hiện sự chú tâm cao độ vào tay lái, sự ngẩng cao đầu trước hiểm nguy . Nhưng quan trọng hơn, đặt ánh nhìn của người lính trong mối liên hệ với đất, với trời , nhà thơ đã tạo nên bức chân dung mang tầm vóc lớn lao, kì vĩ - tầm vóc sánh ngang với đất . Người lính lái xe trong bài thơ được miêu tả với tinh thần dũng cảm, lạc quan,coi thường hiểm nguy . Những chiếc xe hiện ra từ trong bom rơi , thoát ra từ cảnh bom giật,bom rung là vừa thoát khỏi móng vuốt tử thần . Vậy mà nhân vật trữ tình - người lính lái xe Trường Sơn nói chuyện bom đạn thản nhiên như một " chuyện nhỏ" . Hiện thực khốc liệt của cuộc chiến bỗng biến thành những liên tưởng ngộ nghĩnh,tinh nghịch đậm chất lính . Bụi đường khiến những chàng lính trẻ tóc trắng như người già và họ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha . Vượt hàng trăm cây số, những người lính vẫn tụ họp rồi tếu táo vui đùa : Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời / Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy . Tinh thần coi thường hiểm nguy của người lính còn thể hiện ở một chất giọng tự nhiên ,hóm hỉnh nhưng có gì đó lãng tử,ngang tàng : biết là không có kính sẽ bất tiện nhưng vẫn bất cần : Không có kính ,ừ thì có bụi, bụi bám đầy tóc và mặt lấm lem cũng chưa cần rửa ; phải chịu cảnh Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời cũng Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa;... Hình tượng người lính với những đặc điểm kể trên không phải là nội dung mới mẻ nhưng bài thơ vẫn có sức sống riêng, gương mặt riêng bởi nhà thơ đã tạo dựng hình tượng bằng một giọng điệu và ngôn ngữ tươi trẻ , mang hơi thở của thế hệ trẻ trong những năm đánh Mỹ.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm