Câu 6. 1. So sánh đột biến NST và đột biến gen 2. Chuối rừng có bộ NST 2n, chuối nhà có bộ NST 3n - Hãy giải thích sự tạo thành chuối nhà từ chuối rừng - Nêu những điểm khác biệt giữa chuối rừng và chuối nhà

2 câu trả lời

Đáp án + Giải thích các bước giải: 

GIẢI :

1. So sánh đột biến NST và đột biến gen
*Giống nhau:
- Đều là biến đổi của vật chất di truyền, nên đều là biến dị di
truyền
- Đều xuất hiện lẻ tẻ ở từng cá thể đột ngột, ngẫu nhiên, vô
hướng
- Đều được phát sinh do tác động của các yếu tố gây đột biến
bên ngoài hoặc bên trong cơ thể
- Xuất hiện những kiểu hình mới, ảnh hưởng đến sức sống của
cá thể

*Khác nhau :

Đột biến gen :

- Là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
- Là đột biến ở mức độ phân tử nên không thể quan sát được dưới kính hiển vi quang học.
- Có thể được biểu hiện ngay hoặc không được biểu hiện ngay thành kiểu hình.
- Có 4 dạng: Mất, thêm, thay thế, đảo.
- Thường chỉ làm biến đổi đột ngột hoặc làm gián đoạn sự biểu hiện của 1 tính trạng.

Đột biến NST :

- Là những biến đổi về số lượng hoặc cấu trúc của NST.
- Là đột biến ở mức độ tế bào nên có thể quan sát được dưới kính hiển vi quang học.
- Được biểu hiện ngay thành kiểu hình.

- Có 2 dạng: Cấu trúc, số lượng.
- Có thể làm biến đổi 1 bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể.

2. * Giải thích sự tạo thành chuối nhà từ chuối rừng
- Khi chuối rừng giao phấn với nhau ở 1 bên bố hoặc mẹ có
hiện tượng tất cả các cặp NST không phân ly trong giảm phân
cùng đi về 1 giao tử tạo giao tử 2n, giao tử này kết hợp với
giao tử n tạo thành chuối nhà 3n
P :                   Chuối rừng (2n)          X           Chuối rừng (2n)
G :                       n                                                 2n ( không phân ly)
THL :                                      3n – Chuối nhà
- Chuối rừng 2n bị tứ bội hóa trong thiên nhiên tạo thành dạng
4n; sau đó dạng 4n giao phấn với dạng 2n → Chuối nhà dạng 3n
                          Chuối rừng 2n       – Tứ bội hóa –      Chuối rừng 4n
P :                   4n (Chuối rừng)                 X               2n (Chuối rừng)
G :                                   2n                                                  n
THL :                                            3n (Chuối nhà)
*Những điểm khác biệt giữa chuối nhà và chuối rừng
Chuối nhà là thể đa bội nên có cơ quan sinh dưỡng lớn; quả to,
không hạt, sức chống chịu kém còn chuối rừng có cơ quan sinh
dưỡng nhỏ hơn, quả nhỏ, có hạt, sức chống chịu cao.

CHÚC CẬU HỌC TỐT NHA :3

Đáp án:Giải thích các bước giải:

1. So sánh đột biến NST và đột biến gen
*Giống nhau:
- Đều là biến đổi của vật chất di truyền, nên đều là biến dị di
truyền
- Đều xuất hiện lẻ tẻ ở từng cá thể đột ngột, ngẫu nhiên, vô
hướng
- Đều được phát sinh do tác động của các yếu tố gây đột biến
bên ngoài hoặc bên trong cơ thể
- Xuất hiện những kiểu hình mới, ảnh hưởng đến sức sống của
cá thể

Đột biến gen :

- Là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
- Là đột biến ở mức độ phân tử nên không thể quan sát được dưới kính hiển vi quang học.
- Có thể được biểu hiện ngay hoặc không được biểu hiện ngay thành kiểu hình.
- Có 4 dạng: Mất, thêm, thay thế, đảo.
- Thường chỉ làm biến đổi đột ngột hoặc làm gián đoạn sự biểu hiện của 1 tính trạng.

Đột biến NST :

- Là những biến đổi về số lượng hoặc cấu trúc của NST.
- Là đột biến ở mức độ tế bào nên có thể quan sát được dưới kính hiển vi quang học.
- Được biểu hiện ngay thành kiểu hình.

- Có 2 dạng: Cấu trúc, số lượng.
- Có thể làm biến đổi 1 bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể.

2. * Giải thích sự tạo thành chuối nhà từ chuối rừng
- Khi chuối rừng giao phấn với nhau ở 1 bên bố hoặc mẹ có
hiện tượng tất cả các cặp NST không phân ly trong giảm phân
cùng đi về 1 giao tử tạo giao tử 2n, giao tử này kết hợp với
giao tử n tạo thành chuối nhà 3n
P : Chuối rừng (2n)          X           Chuối rừng (2n)
G :n                                                 2n ( không phân ly)
THL :    3n – Chuối nhà
- Chuối rừng 2n bị tứ bội hóa trong thiên nhiên tạo thành dạng
4n; sau đó dạng 4n giao phấn với dạng 2n → Chuối nhà dạng 3n
                          Chuối rừng 2n       – Tứ bội hóa –      Chuối rừng 4n
P :                   4n (Chuối rừng)             X               2n (Chuối rừng)
G :                                   2n                                       n
THL :                                            3n (Chuối nhà)
*Những điểm khác biệt giữa chuối nhà và chuối rừng
Chuối nhà là thể đa bội nên có cơ quan sinh dưỡng lớn; quả to,
không hạt, sức chống chịu kém còn chuối rừng có cơ quan sinh
dưỡng nhỏ hơn, quả nhỏ, có hạt, sức chống chịu cao.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm