Cảm nhận của bạn qua 2 khổ thơ 2 và 5 trong bài thơ sóng của xuân quỳnh
1 câu trả lời
hào bạn,bạn tham khảo nhé
Khổ 2 : Hình tượng sóng
trong tâm hồn và trái tim người phụ nữ đang chan chứa biết bao hạnh phúc, bao ước niệm tươi đẹp về tình yêu:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày nay vẫn thế
Trong câu thơ có sự xuất hiện của cặp từ hô ứng : ngày xưa và ngày sau. Ngày xưa chỉ chiều sâu của quá khứ; Ngày sau lại biểu trưng cho tương lại cho ý niệm vĩnh cửu mãi mãi. Nối ngày xưa với ngày nay, quá khứ với hiện tại và tương lai tác giả muốn nói đến vấn đề muôn thuở, dài rộng của thời gian. Thời gian cứ chảy trôi không ngừng còn con sóng lại vẫn thế. “Vẫn” là ổn định, là bất biến chẳng đổi thay, thế là đại từ thay thế cho cả đoạn thơ trên. Du thời gian cứ tuần hoàn đổi thay nhưng những khát vọng tình yêu thì chẳng bao giờ thay đổi. Con người của trước và nay, của quá khứ hiện tại hay tương lai vẫn thủy chung, sắt son, kiên định với khát khao hạnh phúc trân thành.
Bởi tình yêu cho con người ta sức hút diệu kì
“Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Từ láy “Bồi hồi” khéo léo được đặt đầu dòng thơ nhấn mạnh cảm giác đắm chìm, si mê, rạo rực trong tình yêu. Yêu và được yêu là quãng thời gian đẹp nhất của cuộc đời mỗi người. Khát vọng tình yêu là khát vọng thổn thức, đặc trưng cho tuổi trẻ mỗi con người. Cũng giống như nhà thơ Tố Hữu đã từng ví:
“Đời có gì đẹp hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau.”
Đứng trước không gian mênh mông rộng lớn là đại dương bao la, vị nữ sĩ tài hoa Xuân Quỳnh đã không ngại ngần mà thốt lên những câu thơ rạo rực cảm xúc về tình yêu. Đây là những khám phá hết sức tinh tế, mới mẻ, làm nên những nét rất riêng, đặc trưng cho hồn thơ Xuân Quỳnh. Tiếng thơ Xuân Quỳnh cũng là nỗi lòng chung của biết bao người phụ nữ Việt Nam son sắt, thủy chung, đức hạnh;
“Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố”
Khổ 5: Tình yêu đi liền với nỗi nhớ
ở khổ thơ thứ 5 này , Xuân Quỳnh với cách sử dụng điệp cấu trúc, điệp từ“con sóng” và cách sử dụng tương quan đối lập "dưới lòng sâu”, đối lập với “trên mặt nước” đã miêu tả hai con sóng ở hai vị trí khác nhau nhưng chúng cùng mang một nỗi “nhớ bờ”... Tương quan đối lập được nói ở trên khiến người đọc cảm nhận nỗi nhớ ấy như mạnh mẽ, da diết hơn, nỗi nhớ ấy không chỉ hiện hữu trên mặt nước mà còn ở chiều sâu từng mét nước. Dường như con sóng mang nỗi nhớ tràn ngập trong suốt bản thân mình. Nỗi nhớ như thấm đẫm trên từng ngọn sóng tới chân sóng. Bởi vì sóng là hiện thân của người con gái, là hiện thân của tình yêu mãnh liệt của người con gái nên ở đây ta có thể hiểu nỗi nhớ cũng đang tràn ngập trong lòng người con gái, nó hiện hữu qua khuôn mặt buồn nhớ qua tâm trạng sầu nhớ.
Câu thơ thứ ba cất lên như một tiếng thốt của tâm trạng: “Ôi con sóng nhớ bờ”. Phải nhớ thương nhiều lắm, nỗi nhớ phải da diết, nồng nàn lắm thì mới có thể thốt lên, mới có thể gọi thành tên như vậy. Từ “Ôi” là từ cảm thán được nhà thơ đưa lên đầu câu thơ càng khiến tứ thơ thêm mềm mại như tâm hồn người con gái:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Xuân Quỳnh đã nhân hóa hình ảnh sóng khiến sóng như một con người cụ thể với những diễn biến tâm trạng sinh động. Chính vì vậy, nỗi nhớ của người phụ nữ qua hình ảnh “sóng nhớ bờ” càng đậm nét. Vẫn với cách nhân hóa hình tượng “sóng” ở câu thơ thứ tư, Xuân Quỳnh đã đem tới một ý thơ mới mẻ “Ngày đêm không ngủ được”. Trạng từ chỉ thời gian “ngày đêm” cùng với đại từ phủ định “không” đã góp phần miêu tả một nỗi nhớ dai dẳng, khôn nguôi luôn luôn thường trực cả trong ngày và đêm. Có lẽ khi tình yêu đến, khi nỗi nhớ trong tình yêu ngập tràn trong lòng, thì đó lại là điều không khó hiểu.