Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ Tô Hoài và nhân vật Thị trong truyện ngắn Vợ Nhặt Kim Lân để thấy được tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn

2 câu trả lời

Văn học là cuộc đời... Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi di tới của văn học", mỗi người nghệ sĩ lớn đều ý thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và đời sống. Đời sống là nguồn đè tài không bao giờ vơi cạn cho những sáng tác đầy nảy nở, bước đi trên từng nẻo đường là một giọt chắt chiu tư tưởng được hình thành. Qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ'' của Tô Hoài và '' Vợ nhặt'' của Kim Lân  ta thấy không chỉ cáo lũ quan lại phong kiến bị lên án tố cáo, mà cả hai tác giả còn ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất và khát vọng tự do hạnh phúc, cùng sức sống mãnh liệt trong tâm hồn nguời lao động . Bên cạnh những nét chung , mỗi tác phẩm lại có nét đặc sắc riêng thể hiện qua vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị và Thị ( chỗ này mình thấy nó ko hay mấy bạn có thể sửa nha )

Mị 
trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, bị bọn thống trị, đại diện là thống lý Pá Tra áp bức đoạ đày. Mị tiêu biểu cho số phận người phụ nữ Mèo ở vùng rừng núi Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Mị vốn là cô gái Mèo trẻ đẹp, đảm đang, hiếu thảo, giàu đức hi sinh vị tha, giàu lòng ham sống, yêu đời và rất mực tài hoa. Mị có tài thổi sáo, tiếng sáo của Mị có sức lôi cuốn đặc biệt làm cho biết bao chàng trai mê mẩn. Với những phẩm chất tốt đẹp ấy, Mị rất xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Và sự thực Mị đã sống những giây phút tươi đẹp của tuổi trăng rằm dù trong hoàn cảnh nghèo khó. Song tương lai của tuổi trẻ với hạnh phúc và tình yêu đã không đến được với cô gái Mèo nghèo khổ đó. Chỉ vì một món nợ truyền kiếp của bố mẹ, Mị bị bắt đem về làm con dâu trừ nợ cho nhà thống lý Pá Tra. Những ngà sống trong nhà ngục Thống lý, Mị phải chịu biết bao nỗi đau thương, tủi nhục tăm tối. Mị không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị đày đoạ về tinh thần. Như vậy cũng như bao người lao động khác vì đói nghèo, Mị đã trở thành nô lệ cho bọn giàu có. Thời gian đầu làm con dâu gạt nợ, người phụ nữ này đã phản kháng quyết liệt. Đã có lúc Mị muốn tự tử, nhưng vì thương bố, dù có chết thì món nợ vẫn còn, bố còn khổ hơn cả bây giờ, Mị đành âm thầm chấp nhận cuộc đời trâu ngựa. Bấy giờ Mị nghĩ rằng mình là con vật,thậm chí còn không bằng con trâu, con ngựa.

            Bị đày đoạ khủng khiếp trong địa ngục nhà thống lý, Mị như bông hoa rừng đang héo tàn theo năm tháng. Người con gái tài hoa, trẻ đẹp, ham sống, yêu đời thuở nào giờ chỉ còn là người đàn bà thân xác héo khô, tâm hồn lạnh lẽo trống vắng.Từ đây, ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Mị ngày càng ít nói, Mị gần như tê liệt hết sức sống, mất hết cảm giác về thời gian, không gian, cuộc đời Mị chỉ còn thu nhỏ lại qua lỗ vuông cửa sổ bằng bàn tay mờ mờ trắng trắng, không biết là sương hay là nắng, nó cũng mờ đục tăm tối như số phận và tâm hồn Mị vậy, Mị cứ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở đấy cuộc đời tăm tối, tủi nhục của Mị được Tô Hoài khắc hoạ một cảnh chân thực, cảm động. Hơn nữa, nhà văn không chỉ dừng lại ở đó, mà còn phát hiện niềm ham sống, khát khao hạnh phúc tình yêu, hạnh phúc tự do của người đà bà tội nghiệp này bằng việc miêu tả sinh động sự hồi sinh trước hết là vì ý thức nhân vật, không chỉ dạo dực đêm tình mùa xuân với những âm thanh náo nức, tiếng sáo, tiếng khèn của trai làng đã làm sống dạy tình yêu cuộc đời trong tâm hồn Mị mà lâu nay bị vùi dập bởi cuộc sống trâu ngựa khổ đau. Mị hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp và cảm thấy tâm hồn mình như phơi phới trở lại. Rồi “Mị với tay lấy váy hoa, quấn lấy tóc sửa soạn đi chơi ngày Tết” nhưng giữa lúc sức sống bừng lên một cách mãnh liệt thì cũng là lúc Mị bị vùi dập một cách phũ phàng nhất. Mị bị A Sử thản nhiên trói đứng ở cột nhà như trói một con vật. Như vậy, khát vọng sống của Mị đã bị vùi dập một cách hết sức tàn nhẫn.

Rồi một đêm chứng kiến cảnh A Phủ bị đánh, bị trói một cách thảm khốc. Vì niềm đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, vì lòng thương người, Mị đã vượt qua được nỗi sợ hãi khủng khiếp, dám nghĩ tới một hành động thật táo bạo : Cắt dây trói giải cứu cho A Phủ rồi chạy theo A Phủ để thoát khỏi nhà ngục Thống Lý. Mị đến Phiếng Sa gặp A Châu, một cán bộ trung kiên của đảng. Được A Châu giúp đỡ, Mị tham gia du kích chiến đấu giải phóng mình và giải phóng quê hương như là một tất yếu.

Như thế là viết về một số phận người phụ nữ ở đây, Tô Hoài đã đặt ra vấn đề khát vọng tự do, hạnh phúc chân chính của người phụ nữ miền núi và con đường giải phóng của họ. Với khát vọng cao đẹp và sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, Mi đã đến với cách mạng để trở thành con người làm chủ.

Ở tác phẩm “Vợ nhặt”, số phận con người chưa hoàn toàn sang trang mới, nhưng ở đoạn kết của tác phẩm đã hé mở cho họ một tương lai tốt đẹp. Ngay nhan đề “Vợ nhặt” cũng đã phần nào nói lên được hoàn cảnh khốc liệt của số phận con người bị cái đói khủng khiếp, đe doạ cuớp đi sự sống.

Xưa nay, lấy vợ là phải cưới xin, nhưng đằng này lại nhặt được vợ như ngưới ta nhặt được cái rơm, cái rác bên đường mà chỉ nhờ bốn bát bánh đúc. Đó là hậu quả của nạn đói năm 1945 khủng khiếp. Cái nạn đói khiến cho bao người kinh hoàng, khiến cho bao số phận của con người trở nên mong manh như chiếc lá vàng trước gió. Đó cũng là bức tranh chân thực của xã hội Việt Nam năm 1945, đặt nhân vật vào tình huống ấy, Kim Lân có điều kiện làm nổi rõ số phận và phẩm chất nhân vật.

Cái số phận đầu tiên là “Vợ nhặt” : ngay cái tên của chị cũng không có, cái đói đã huỷ hoại đi cả hình thể lẫn tâm hồn của Thị: “nom chị ta rách rưới quá”; “áo quần tả tơi như tổ đỉa”, “chị ta gầy sọp, cái ngực lẹp kép, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt”. Chị ngồi với mấy người bạn trước kho thóc trông thật thảm hại. Kim Lân không miêu tả gia cảnh của người đàn bà này mà mở đầu cuộc đời chị là hai người quen nhau : Một câu nói vu vơ trêu chọc của Tràng. Cái đói khiến Thị phải gợi ý Tràng cho ăn và cắm đầu ăn một chạp bốn bát bánh đúc rồi lon ton chạy theo về làm vợ nhặt người đàn ông xa lạ kia. Đời người con gái hạnh phúc nhất là khi rước dâu. Vậy mà Thị phải theo không Tràng về. Cái dáng người lầm lũi, e thẹn đi cách Tràng vài bước trong lời trêu chọc và ánh mắt của trẻ con, người lớn xóm ngụ cư khiến người đọc xót thương. Thương nhất là cảnh chị ngồi méo giường, cái thúng ôm khư khư trước mặt. Thế ngồi của Thị cũng chông chênh như cuộc đời, như lòng Thị, như tương lai của Thị. Nhưng tình thương bao la của người mẹ chồng cùng tấm lòng chân thành của Tràng đã xua đi nỗi e dè, tủi cực của thị. Sáng hôm sau Thị dạy sớm với cử chỉ dịu dàng, chăm chỉ. Đến đây số phận của Thị đã khác. Từ một người bơ vơ đầu đường xó chợ, bị cái đói rình rập làm cho Thị trở nên “cong cớn, liều lĩnh, chua chát, chỏng lỏn”, đã trở thành một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực. Thị đã có mái ấm gia đình thực sự với một người chồng luôn luôn yêu thương Thị đặc biệt là người mẹ chồng đôn hậu.

Có thể nói, qua việc miêu tả số phận khổ đau của các nhân vật phụ nữ và phát hiện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn họ, cả Tô Hoài và Kim Lân đều đã đề cập đến các vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa muôn đời của văn học. Đó là vấn đề phấn đấu cho con người được sống trong tự do, hạnh phúc, tình yêu, gia đình. Chính tài năng, phẩm chất, cá tính và tấm lòng chân trọng tin yêu ở người phụ nữ đã giúp cho các tác giả có được các tác phẩm rất có giá trị, xây dựng được các nhân vật vừa có nét chung, vừa có nét riêng rất hấp dẫn.
<< Mình thấy mb,, kb chưa hay lắm bạn có thể sửa  >..<

Em tham khảo dàn ý nhé 

I.MB :

- Dẫn dắt từ vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong văn học

- Nêu VĐNL 

II.TB

1. Khái quát chung 

- Giới thiệu về tác giả Tô Hoài ,tác phẩm VCAP 

- Giới thiệu nhà văn Kim Lân, tác phẩm VN 

- Giá trị nhân đạo là gì : Là giá trị cơ bản của tác phẩm văn học chân chính.Nó được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ của con người,sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.Đồng thời lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người,..

2.Phân tích

 a. Vẻ đẹp tâm hồn Mị 

   * Số phận bất hạnh của Mị ( nói sơ qua,không phân tích kĩ )\\

   * Vẻ đẹp tâm hồn Mị

 - Là một cô gái có ngoại hình đẹp,tài hoa : Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo “thổi lá cung hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê”

 - Mị còn có những phẩm chất tốt đẹp 

   + Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.

   + Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do, không ham giàu sang, hiếu thảo( sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố)

 - Mị là người con gái có khao khát sống,sức sống tiềm tàng mạnh mẽ ( 3 lần ) 

   +Khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ Mị có ý định tự tử bằng lá ngón, không chấp nhận cuộc sống mất tự do.

    + Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy:

       > Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình, ..) ùa vào tâm trí, đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ của Mị.

       > Mị lẩm nhẩm lời bài hát, trong khoảnh khắc tâm hồn trở về với thanh xuân tươi đẹp, khao khát tình yêu hạnh phúc.

        > Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do

        > Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, nổi loạn muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.

        > Khi A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.

- Nhận xét: Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.

    + Khi A Phủ làm mất bò, bị phạt trói đứng:

       > Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.

       > Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau, ... phải chết”.

        > Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây đay cởi trói cho A Phủ

        > Mị sợ cái chết, sợ nỗi khổ sẽ phải gánh chịu trong nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát vượt ra khỏi địa ngục trần gian.

- Nhận xét: Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.

- Nghệ thuật 

b. Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Thị 

* Hoàn cảnh : nói qua 

* Vẻ đẹp tâm hồn

  -Là cô gái nhanh nhẹn,vui vẻ, hoạt bát ( lần đầu gặp Tràng)

  - Khát vọng sống : Khi anh cu Tràng đùa " có về với tớ thì ...cùng về",Thị đồng ý mà không hề do dự => xuất phát từ nhu cầu bám lấy sự sống 

  - Vẻ đẹp nữ tính : e thẹn, xấu hổ, ý tứ, hiền hậu 

    + Trên đường về nhà chồng 

    + Về đến nhà chồng 

    + Khi gặp bà cụ Tứ 

    + Buổi sáng hôm sau 

 - Thị đem đến cho mọi người niềm tin ở tương lai 

    + Cả xóm ngụ cư như sống dậy khi thấy Thị xuất hiện bên cạnh Tràng 

    + Bà cụ Tứ như trẻ lại 

    + Khai sáng cho cái đầu của Tràng 

=> Nghệ thuật 

 3. Tư tưởng nhân đạo của 2 nhà văn 

 a. Giống nhau 

  - Đều kế thừa giá trị nhân đạo mang tính truyền thống của văn học trước năm 1945: cảm thông sâu sắc vs số phận người nông dân trong xã hội cũ; tố cáo, lên án chế độ thực dân .

  - Đều góp phần làm phong phú cho truyền thống nhân đạo của văn học dân tộc : cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào tương lai .

  - Lí giải điểm chung : đều là những nhà văn Cách mạng

  b. Khác nhau 

   * VCAP: Sức sống tiềm tàng của bản thân đã tự giải thoát cho mình 

   * VN: Nhân vật nhìn thấy con đường để thoát khỏi cuộc sống cùng cực ấy.

   * Lí giải khác nhau : do mỗi tác phẩm gắn với 1 hoàn cảnh cụ thể, do phong cách sáng tác và cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn.

     - VCAP: Người nôgn dân miền núi bị áp bức bởi địa chủ phong kiến miền núi 

     - VN: Viết về nạn đói do chính sách tàn bạo của phát xít 

III.KB 

    - Đánh giá chung

Câu hỏi trong lớp Xem thêm