Cảm nhận của anh(chị) về hình tương của người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình 2 và Thương vợ. Qua đó hãy liên hệ đôi chút về người phụ nữ xưa và nay có gì khác và giống nhau.

1 câu trả lời

Viết về phụ nữ là trong những đề tài phổ biế trong văn học Việt Nam, đặc biệt là thơ văn thời kì trước. Mỗi nhà văn, nhà thơ đã cất lên tiếng nói đồng cảm với những vất vả, nhọc nhằn, chênh vênh của người phụ nữ. Đặc biệt phải kể đến 2 bài thơ Tự tình 2 và Thương vợ.

Hai tác phẩm là lời khẳng định đề cao nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ xưa. Họ đều là những con người đa tài, đa sắc như Hồ Xuân Hương đã gọi “hồng nhan” hay là tảo tần, thủy chung, và giàu đức hi sinh như Tú Xương lên tiếng. Hồng nhan chỉ người phụ nữ với vẻ đẹp với nhan sắc xinh đẹp, mặn mà. Nguowifphuj nữ trong thơ của HXH hiện lên với điều đó. Đến với Thương vợ, người vợ, người phụ nữ được miêu tả qua ngòi bút của Tú Xương với những vẻ đẹp phẩm chất tiêu biểu. Quanh năm buôn bán” là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác, không được một ngày nghỉ ngơi. Đó là  "Lặn lội thân cò nơi quãng vắng" gợi lên sự tần tảo sớm hô, chăm chỉ.  "Năm nắng, mười mưa dám quản công"nổi rõ đức hi sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương, chịu khó vì sự ấm no, hạnh phúc của chồng con và gia đình. 

Tưởng như những người phụ nữ với vẻ đẹp phẩm chất và ngoại hình như vậy sẽ có một cuộc sống thật êm đềm, hạnh phúc, ấy vậy mà không. Ở Tự tình đó là bi kịch trái ngang của người phụ nữ.  Những con người hạnh phúc ít ỏi, duyên nợ hẩm hiu: “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Tuổi xuân thì qua đi mà hạnh phúc vẫn không trọn vẹn như vầng trăng đến lúc xế bong mà vẫn chưa tròn.  Những con người hạnh phúc ít ỏi, duyên nợ hẩm hiu: “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Tuổi xuân thì qua đi mà hạnh phúc vẫn không trọn vẹn như vầng trăng đến lúc xế bong mà vẫn chưa tròn. Còn với Tú Xương, ông đứng trên phương diện từ người đàn ông, người chồng, người con để thể hiện sự cảm thông, thương xót cho số phận của người phụ nữ. Bà Tú “buôn bán ở mom sông”,  gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cảnh đời lắm cay cực, phải vật lộn kiếm sống, mới “nuôi đủ năm con với một chồng”. Ông đã kết lại bài thơ bằng những lời lẽ chửi thói đời. Thói đời chính là sự bất công trong xã hội trọng nam khinh nữ, quan niệm xuất giá tòng phu, phu xướng phụ tùy, sự bội bạc của những ông chồng. Lời chửi trong hai câu cuối là lời Tú Xương tự rủa mát mình nhưng mang ý nghĩa XH sâu sắc. Tự chửi mình vì tội làm chồng mà hờ hững, để vợ phải vất vả lặn lội, vừa cay đắng vừa phẫn nộ. Tú Xương chửi cả xã hội, chửi cái thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho bà Tú vất vả mà vẫn nghèo đói

Đối lập với hình ảnh người phụ nữ tỏng xã hội cũ, người phụ nữ ngày nay đã có quyền tự quyết định lấy số phận, cuộc đời của mình. Họ không phải lênh đệnh, lận đận, số phận hẩm hiu. Tiếng nói của họ được đề cao, được lắng nghe. Đồng thời họ vẫn giữ được những vẻ đpẹ truyền thống: chăm chỉ, giàu đức hi sinh, yêu thương chồng con.Ở họ có cả những nét đẹp hiện đại và cỏ truyền giao thoa.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm