Cảm nhận của anh, chị về bài thơ Thương vợ Quanh năm buôn bán ở mom sông. Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không.

1 câu trả lời

Bài thơ Thương vợ là một trong số những bài thơ hay và cảm động nhất của nhà thơ Tú Xương viết về người vợ của mình là bà Tú. Bài thơ gợi tả tình cảm của nhà thơ dành cho vợ mình đồng thời thể hiện một tiếng cười về bản thân bất tài vô dụng. Vì gánh nặng gia đình nên quanh năm bà Tú phải lặn lội, làm ăn vất vả, ngược xuôi ở “mom sông” để “nuôi năm con với một chồng”, cuộc sống không thiếu cũng không dư. Bằng cách liên kết hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa như thân cò mà nhà thơ đã sáng tạo nên sự vất vả của vợ mình: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn của bà Tú. Không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu. “Eo sèo mặt nước buổi đò đông” gợi tả cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật, nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú. “Một duyên hai nợ” ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, nhà thơ tự ý thức được mình là “nợ” mà bà Tú phải gánh chịu. “Năm nắng mười mưa dám quản công” câu thơ vận dụng sáng tạo thành ngữ, sử dụng từ phiếm chỉ vừa nói lên sự vất vả gian lao vừa nói lên đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú. Bất mãn trước hiện thực, nhà thơ đã vì vợ mà lên tiếng chửi “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc” xã hội, hiện thực quá bất công với người phụ nữ, bó buộc họ để họ phải chịu nhiều cay đắng vất vả. Nhà thơ cũng tự ý thức được rằng: “Có chồng hờ hững cũng như không” ý thức được sự hờ hững của mình cũng là biểu hiện của thói đời, phải ăn bám vợ, để vợ phải nuôi cả con lẫn chồng. Tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội, nhà thơ chửi cả thói đời đen bạc. Bài thơ mang đậm tính nhân văn, chất thơ trữ tình pha chút trào phúng, nhà thơ đã khắc hoạ nên một bức tranh chân dung tuyệt đẹp về người vợ tảo tần chịu thương, chịu khó của mình và đồng thời cũng thể hiện vẻ đẹp trong nhân cách của chính nhà thơ. Tấm lòng thương yêu cảm phục và biết ơn của nhà thơ đối với vợ mình vì mình mà chịu nhiều cay đắng, khó nhọc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm