Cảm nhận bút pháp mượn cảnh ngụ tình qua 8 câu cuối "kiều ở lầu ngưng bích "

2 câu trả lời

Đây ạ

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất, thành công nhất trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tám câu thơ cuối được coi là tuyệt bút, thần bút đã diễn tả nỗi buồn của Thúy Kiều bằng những cảnh thiên nhiên làm nền cho hoạt động nội tâm của nhân vật. “Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”. Đây là một hình ảnh gợi nhớ thương da diết quê hương và gia đình: con thuyền với cánh buồm thấp thoáng trong ánh hoàng hôn nơi cửa bể không chỉ gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương mà còn gợi thân phận lênh đênh trôi dạt của Kiều không biết đến bao giờ mới trở về đoàn viên sum họp với gia đình”. Nhìn một ngọn nước mới sa, trên đó bập bềnh cánh hoa trôi man mác khiến cho Kiều thêm buồn, buồn bởi cái thân phận bập bềnh chìm nổi, vô định của mình “Buồn trông ngọn nước mới sa/ Hoa trôi man mác biết là về đâu?”. Cánh hoa mỏng manh yếu đuối lại chìm nổi giữa ngọn nước đang ào ào tuôn chảy chắc chắn là không đủ sức chống đỡ sức mạnh tàn phá của thiên nhiên. Tiếp đến là nội cỏ rầu rầu giữa chân mây mặt đất toàn một màu xanh trải xa tít tăp như nỗi buồn thương, bi thương vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Nó như cái tương lai mịt mờ đang hiện ra trước mắt Kiều không thể nào xác định được. Ngọn cỏ rầu rầu là ngọn cỏ không đủ sức vươn lên cũng giống như Kiều mà thôi: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”. Hai câu thơ cuối tả một thiên nhiên dữ dội với gió cuốn mặt duềnh, với tiếng sóng ầm ầm, bủa vây, bao quanh Thủy Kiều khiến cho nàng sợ hãi. Âm thanh “ầm ầm” được đảo lên đầu câu không chỉ là âm thanh của tiếng sóng, tiếng gió, của đất trời mà còn là âm thanh của cuộc đời bão táp mưa sa đã, đang và sẽ đổ ập xuống cuộc đời nàng - một kiếp người nhỏ bé trong một xã hội đầy rẫy những bất công phi lí. Kiều muốn trốn chạy mọi nỗi buồn nhưng không thể thoát và khi nỗi buồn dâng lên đến tột đỉnh, nó trở thành nỗi tuyệt vọng, sợ hãi trong lòng nàng. Thật đáng thương kiếp hồng nhan giữa mênh mông hoang vắng. Có thể nói, cảnh vật qua đôi mắt Kiều đã được tô đậm liên tiếp dồn dập qua điệp ngữ “buồn trông” lặp lại đến bốn lần tạo âm hưởng trầm buồn dài lê thê và diễn đạt được nỗi buồn bao la mán mác. Với bút pháp tài hoa, độc đáo trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tỉnh và trong việc sừ dụng sáng tạo ngôn ngữ văn học với con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, Nguyễn Du đã khắc họa một bức tranh tâm cảnh phong phú, sinh động mà mỗi lời thơ trong đoạn trích như có máu và nước mắt.

Tám câu cuối được coi là đoạn tuyệt bút của Nguyễn Du với bút pháp tả cạnh ngụ tình đặc sắc. Đây là bức tranh tâm cảnh , mỗi cảnh đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều. Hình ảnh “ cánh buồm thấp thoáng ” chỉ thân phận nhỏ bé , chìm nổi vô định , sự cô đơn , khơi gợi nỗi nhớ nhà nhớ quê hương. Hình ảnh “ hoa trôi man mác ” : thân phận lênh đênh vô định , không biết đi về đâu.Hình ảnh “ nội có rầu rầu ”  là tâm trạng thương về tương lai mịt mờ. Hình ảnh “ gió cuốn mặt duềnh , ầm ầm tiếng sóng "  như sự bàng hoàng lo sợ hãi hùng trước những tai ương đang rình rập. Cảnh được nhìn qua tâm trạng Kiều : từ xa đến gần , màu sắc từ nhạt đến đậm , âm thanh từ tĩnh tới động , nỗi buồn từ man mác , mông lung đến lo âu , kinh sợ .Thêm vào đó là điệp ngữ buồn trông đứng đầu 4 câu tạo âm hưởng trầm buồn,kết hợp với các từ láy , câu hỏi tu từ đã diễn tả nỗi buồn nhiều sắc độ , dằng dặc , triền miên như những lớp sóng đang dồn dập , tới tấp xô đến cuộc đời Kiều. Nguyễn Du đã thấu hiều Kiểu cũng như phụ nữ dưới thời phong kiến và họa nên bức tranh đầy cảm xúc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm