1 câu trả lời
`-` Người cháu năm xưa được bà chăm chút đã lớn khôn, nay đã được chắp cánh bay xa, tới những chân trời rộng mở, làm quen với những niềm vui mới ở những khung trời mới.
`-` Dấu chấm giữa dòng thơ không chỉ gợi lên một không gian xa cách vời vợi nhớ thương mà còn tựa như một nốt lặng cảm xúc.
`-` Điệp từ “có” và điệp từ “trăm” mở ra một thế giới rộng lớn với bao điều kì diệu. Cháu đã có bao niềm vui mới mẻ nhưng giữa “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”.
`-` Câu hỏi tu từ: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” và dấu chấm lửng khép lại bài thơ diễn tả nỗi nhớ bà đau đáu, da diết khôn nguôi.
`=>` Lời thơ chính là lời khẳng định: càng hiểu bà, yêu bà, người cháu càng thêm yêu gia đình, quê hương, đất nước.
`=>` Bài thơ cũng nêu lên một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.