Các em học sinh yêu mến, Trong cuộc sống của chúng ta có một thứ gọi là tài năng ... Tài năng không phải bẩm sinh đã có. Bẩm sinh chỉ là năng khiếu, là khả năng, là tiềm năng. Năng khiếu và tiềm năng phải qua tôi rèn nghiệt ngã, lâu dài, bền bỉ mới có thể thành tài năng. Ai đó được xem là tài năng là một may mắn, một hạnh đắc, nhưng cũng là một thử thách lớn...Cần nhấn mạnh là tài năng chỉ qua tôi rèn hun đúc đặc biệt mới có... Và điều đặc biệt các em cần làm là xác lập tầm nhìn cho mình, cần biết lập chí...Có người lập chí cho việc làm giàu, người lập chí để làm quản lí, hay lãnh đạo, có người lập chí bình dị ở cuộc sống đi làm thuê bình thường để có lương tháng ... Có người lập chí lớn ở chỗ sắp đặt giang sơn đất nước, làm việc lớn lao cho đất nước, cho con người. Người chí hướng nhỏ hẹp sẽ dễ thỏa mãn, người chí lớn sẽ đi xa. Với người có năng lực vừa phải, chí lớn có thể khiến họ tự vượt lên chính mình. Người giỏi, chí lớn sẽ phát huy được năng lực, vươn tới thành tựu lớn và người có tài năng thì chí lớn sẽ thành nghiệp lớn dời non lấp bể ...Chí lớn nhất là đặt ở non sông đất nước rộng lớn, ở cộng đồng... Văn Miếu Quốc tử giám Hà Nội, nơi đào tạo nhân tài cho đất nước suốt hơn 800 năm, có hai lối đi nhỏ, một mang tên Thành đức, một mang tên Đạt tài. Người xưa đặt vậy là vì mong người học tài đức vẹn toàn. Mong các em vừa thành đạt với ý nghĩa ấy, sống hạnh phúc và bình yên. (Trích Bài phát biểu của PGS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội trong lễ khai giảng tại trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ngày 5/9/2018) Câu 1. Theo tác giả/đoạn trích, “năng khiếu” và “tài năng” có mối quan hệ với nhau như thế nào? Câu 2. Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng “Chí lớn nhất là đặt ở non sông đất nước rộng lớn, ở cộng đồng”? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong đoạn sau: Và điều đặc biệt các em cần làm là xác lập tầm nhìn cho mình, cần biết lập chí...Có người lập chí cho việc làm giàu, người lập chí để làm quản lí, hay lãnh đạo, có người lập chí bình dị ở cuộc sống đi làm thuê bình thường để có lương tháng ... Có người lập chí lớn ở chỗ sắp đặt giang sơn đất nước, làm việc lớn lao cho đất nước, cho con người. Câu 4. Hai lối nhỏ mà người xưa xây dựng ở Văn Miếu Quốc tử giám Hà Nội có mang tên “Thành đức” và “Đạt tài”, em sẽ chọn “lối đi nào” để vào đời? Vì sao?

2 câu trả lời

C1. Tác giả đã chia sẻ với chúng ta  về

 - Tài năng là gì?

 -  Nhắc nhở về tự ý thức và ứng xử bình thường mới biết là người thực tài. Cần xác lập tầm nhìn và cách lập chí.

C2.

 - Năng khiếu là thứ mà bẩm sinh 

 - Tài năng chính khả năng, tiềm năng

⇒ Mối quan hệ mật thiết, cái này bổ trợ cho các kia. Cùng giúp đỡ nhau phát triển.

C3.

 -  người phải biết làm việc, cống hiến vì đất nước, vì cộng đồng., vì xã hội. 

C4. 

- Nếu được chọn một lối đi thì em sẽ chọn lối " Thành Đức".

- Vì đức là một thứ rất khó, không phải ai cũng có được, còn tài thì qua thời gian rèn luyện chúng ta có thể đạt được.

1. Tác giả đã chia sẻ với chúng ta  về

 - Tài năng là gì?

 -  Nhắc nhở về tự ý thức và ứng xử bình thường mới biết là người thực tài. Cần xác lập tầm nhìn và cách lập chí.

C2.

 - Năng khiếu là thứ mà bẩm sinh 

 - Tài năng chính khả năng, tiềm năng

⇒ Mối quan hệ mật thiết, cái này bổ trợ cho các kia. Cùng giúp đỡ nhau phát triển.

C3.

 -  người phải biết làm việc, cống hiến vì đất nước, vì cộng đồng., vì xã hội. 

C4. 

- Nếu được chọn một lối đi thì em sẽ chọn lối " Thành Đức".

- Vì đức là một thứ rất khó, không phải ai cũng có được, còn tài thì qua thời gian rèn luyện chúng ta có thể đạt được. bye các anh/chị

Câu hỏi trong lớp Xem thêm