Các bước chăm sóc cây ăn quả có múi { 4. Chăm sóc Sgk trang 35,36} Viết trong sách công nghệ 9 đầy đủ nha
2 câu trả lời
a) Làm cỏ, vun xới: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu, bệnh và đất tơi xốp.
b) Bón phân thúc: bằng phân hữu cơ và phân hoá học, khối lượng phân và thời kì bón tuỳ tình hình phát triển của cây và tuổi cây.
c) Tưới nước: phủ rơm, rác, trồng cây phân xanh giữ ẩm cho đất.
d) Tạo hình, sữa cành: Đốn tạo hình giúp cho cây phát triển cân đối, đủ ánh sáng, thoáng, kích thích cây ra nhiều cành mới, loại bỏ cành giả, bị sâu, bệnh. Tiến hành tỉa bỏ cành vượt, cành phụ, mầm mọc từ gốc, chỉ để lại một số cành phân bố đêif ra 4 phía làm khung. Bấm ngọn cành chính (cành cấp I) để cho phát triển thêm 2, 3 cành cấp II.
e) Phòng trừ sâu, bệnh: Cây ăn quả có múi thường bị nhiều loại sâu, bệnh phá hại làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả.
- Sâu vẽ bùa: ban ngày bướm ẩn kín trong tán cây, ban đêm mới hoạt động, đẻ trứng ở gần lá chính hai bên mặt lá. Sâu non đục vào biểu bì làm thành các đường ngoằn ngoèo làm cho lá quăn queo. Sâu thường phát sinh vào mùa xuân, khi
- Sâu xanh: Bướm hoạt động ban ngày, đẻ trứng vào lá non trên ngọn cây. Sâu non ăn lá và chúng phát sinh quanh năm.
- Sâu đục cành: Con trưởng thành đẻ trứng vào nách lá, ngọn cành. Sâu non phá hại mạnh vào tháng 5.
- Bệnh loét: Bệnh do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Xanthomonas citri, phát triển ở nhiệt độ 200C – 300C, độ ẩm không khí cao, lá ướt. Vi khuẩn xâm nhập vào cây mạnh nhất từ tháng 3 – 4, qua lỗ khí khổng, thuỷ khổng và vết thương gây sát.
- Bệnh vàng lá: Bệnh do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Libero bacter asiaticum. Bệnh được lan truyền qua một loại rẩy; gốc ghép, mắt ghép mang bệnh.
Tiến hành chọn giống sạch bệnh để trồng. Bón phân đầy đủ, cân đối giúp cho cây tăng sức chống, chịu bệnh. Phun thuốc Bassan, Copperam… diệt trừ rầy chồng cánh.