"Biết mình không biết là một bước tiến dài dẫn đến sự hiểu biết" Giúp mình lập dàn ý chi tiết đề này với. Mình đang cần gấp. Mình cảm ơn

1 câu trả lời

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau: – “Biển học vô bờ” – người xưa từng nói vậy. Không ai cố thể biết hết được mọi điều, do vậy, con người ta cần phải học hỏi không ngừng suốt cả cuộc đời, học ở mọi nơi, mọi lúc, học từ nhiều đối tượng khác nhau. – Sự hiểu biết ở mỗi con người là kết quả của một quá trình dài phấn đấu, đi từ chưa biết đến biết. Nhưng khi đã có một vốn hiểu biết nhất định, người ta dễ thoả mãn. Chính sự thoả mãn này là lực cản khiến cho quá trình nhận thức của ta chững lại. vốn kiến thức do vậy không được làm đầy thêm. Tự nhiên, ta bỗng trở thành một kẻ thiếu hiểu biết. Từ thời cổ đại, đức Khổng Tử đã dạy: “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã” (Biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, ấy mói gọi là biết vậy). Đây là lời dạy đòi hỏi ta phải vượt lên bản thân, thừa nhận sự không biết của mình để thể hiện chí tiến thủ. Việc thừa nhận đó không làm ta trở nên bé nhỏ mà ngược lại, biến ta thành kẻ tự tri, có thể làm chủ được mình. – Tuy nhiên, muốn tiến bộ thực sự, con người không thể dừng lại ở chỗ thừa nhận sự không biết của bản thân, vấn đề quan trọng là phải biết điều mình không biết để đặt kế hoạch chiếm lĩnh nó trong tương lai. Có lẽ, đây chính là tư tưởng cốt lõi mà Benjamin Disraeli muốn phát biểu trong câu: “Biết mình không biết là một bước tiến dài dẫn đến sự hiểu biết”. Nếu câu nói của Khổng Tử tập trung luận về chữ “biết” (tri) có dáng dấp tĩnh tại thì câu của Benjamin Disraeli lại nghiêng về vạch ra con đường chiếm lĩnh tri thức cho mỗi chúng ta. Biết điều mình không biết đồng nghĩa vói việc nhận ra sự thiếu hụt của bản thân vói tư cách là người hiểu biết, người có khát vọng vươn lên hoàn thiện nhân cách. Đã thiếu hụt thì phải tìm cách lấp đầy. Con người ở đây là con người đi tới chứ không phải là con người đứng lại để chiêm nghiệm. Từ điểm này, ta có thể nhận ra những nét khác biệt giữa hai mẫu hình con người mà hai nhà chính trị – tư tưởng muốn xây dựng. – Chúng ta đang xây dựng một xã hội học tập để tạo ra những con người đáp ứng tốt yêu cầu của thời đại tôn vinh tri thức. Có quá nhiều thứ chúng ta phải biết để trở thành kẻ đứng ngang tầm lịch sử. Tuy nhiên, ngay một lúc chúng ta chưa thể làm được điều đó. Tầm nhìn cần rộng xa nhưng kế hoạch thực hiện phải thật gần, thật cụ thể. Có thế, ta mới đặt được những bước vững chãi trên con đường chinh phục tri thức. – Câu nói của Benjamin Disraeli trước hết muốn khơi dậy nỗ lực hoàn thiện mình ở những con người cá nhân cụ thể. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó còn rộng hơn thế. Ta nhận ra ở đây những vấn đề mang tầm nhân loại. Biết điều mình không biết là một nhận thức then chốt. Từ nhận thức đó, con người sẽ có những hành động mạnh mẽ để phá vỡ các giới hạn hiện tại của tri thức, hiểu biết và tạo ra chân trời tri thức, hiểu biết mới.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm