biến thiên enthalpy là gì? có gì khác với biến thiên entrpy
2 câu trả lời
Đáp án:
Entropy thông tin mô tả mức độ hỗn loạn trong một tín hiệu lấy từ một sự kiện ngẫu nhiên. Nói cách khác, entropy cũng chỉ ra có bao nhiêu thông tin trong tín hiệu, với thông tin là các phần không hỗn loạn ngẫu nhiên của tín hiệu.
Ví dụ, nhìn vào một dòng chữ tiếng Việt, được mã hóa bởi các chữ cái, khoảng cách, và dấu câu, tổng quát là các ký tự. Dòng chữ có ý nghĩa sẽ không hiện ra một cách hoàn toàn hỗn loạn ngẫu nhiên; ví dụ như tần số xuất hiện của chữ cái x sẽ không giống với tần số xuất hiện của chữ cái phổ biến hơn là t. Đồng thời, nếu dòng chữ vẫn đang được viết hay đang được truyền tải, khó có thể đoán trước được ký tự tiếp theo sẽ là gì, do đó nó có mức độ ngẫu nhiên nhất định. Entropy thông tin là một thang đo mức độ ngẫu nhiên này
Giải thích các bước giải:ENTANPI: (A. enthalpy), hàm trạng thái nhiệt động của hệ, thường có kí hiệu là H, được định nghĩa như sau: đối với một hệ nhiệt động có thể trao đổi nhiệt và công với môi trường xung quanh H = U + pV; trong đó U là nội năng, p - áp suất và V - thể tích. H có thứ nguyên của năng lượng. Nhiệt lượng mà hệ trao đổi trong quá trình đẳng áp bằng biến thiên của H ENTROPI: (A. entropy), đại lượng đặc trưng cho trạng thái nhiệt động của một hệ, thường kí hiệu là S. Độ biến thiên của S tức ΔS thường có ý nghĩa hơn là chính giá trị của nó. Đối với một quá trình thuận nghịch, dS = dQ/T; trong đó dQ là lượng nhiệt trao đổi khi trạng thái của hệ thay đổi vô cùng nhỏ ở nhiệt độ T. Đối với một quá trình không thuận nghịch (như hầu hết các quá trình tự nhiên), S của hệ luôn luôn tăng lên và do đó được xem như là số đo tính không thuận nghịch của các quá trình trong một hệ cô lập. Theo Bônxơman L. (L. E. Boltzmann), S của một hệ ở một trạng thái xác định liên hệ với xác suất nhiệt động W của trạng thái đó bằng hệ thức S = KlnW; K là hằng số Bônxơman. Hệ thức này cho thấy rõ nguyên lí tăng S đã nói ở trên: S của hệ cực đại ở trạng thái vĩ mô có xác suất lớn nhất (gồm nhiều trạng thái vi mô nhất, cũng là hỗn độn nhất). Về mặt định tính có thể hiểu: S của hệ tăng, tức là mức độ hỗn độn trong hệ tăng. Ngược lại, mức độ trật tự trong hệ tăng thì S giảm. Nguyên lí thứ hai của nhiệt động học có thể phát biểu dưới dạng: S của một hệ cô lập chỉ có thể tăng và đạt cực đại khi hệ ở trạng thái cân bằng. Có thể nói một cách hình ảnh như sau: khi S của một hệ tăng, tức là hệ đã "già" đi và lượng thông tin về hệ giảm xuống. ENTROPI HOẠT HOÁ: (kí hiệu: ΔS), biến thiên entropi của phức hoạt động so với các chất phản ứng. ΔS âm ứng với trạng thái chuyển tiếp ít tự do hơn so với chất ban đầu (phản ứng thế SN2, tách E2...). ΔS dương ứng với trạng thái chuyển tiếp tự do nhiều hơn so với các chất ban đầu (phản ứng thế SN1, tách E1, phân li đơn phân tử ...).
Đáp án:
Biến thiên Entanpi (hay còn gọi là Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học), ký hiệu là ΔH, chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối của hệ mà không phụ thuộc vào trạng thái trung gian.
Trong nhiệt động lực học, entropy nhiệt động lực (hay gọi đơn giản là entropy) ký hiệu là {\displaystyle S}, là một đơn vị đo nhiệt năng phát tán, hấp thụ khi một hệ vật lý chuyển trạng thái tại một nhiệt độ tuyệt đối xác định {\displaystyle T}