Bên vệ đường sừng sững một cây sồi già. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gẫy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười. (Lép Tôn-xtôi) a. Phân tích câu và nêu kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu văn thứ hai. b. Phân tích mối liên kết đề tài, liên kết chủ đề của văn bản. c. Tìm và phân tích các phương thức liên kết câu trong văn bản.

1 câu trả lời

a,

Với những cánh tay / to xù xì không cân đối, với những ngón tay

               CN1                         VN1                               CN2                       

quều quào xòe rộng, / như một con quái vật già nua,

            VN2               CN3              VN3

cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

Đây là câu ghép có nhiều cụm C-V đẳng lập với nhau.

b, 

Liên kết đề tài và liên kết chủ đề của đoạn văn được thể hiện ở việc tất cả những câu văn đều hướng về miêu tả hình ảnh cây sồi già được nêu lên ở câu văn 1: lớn, cành có lẽ đã gãy, vỏ cây nứt nẻ, cánh tay xù xì, quều quào,...

c,

- Phương thức liên kết hình thức:

+ Phép thế "cây sồi" bằng "nó"

- Phương thức liên kết nội dung: tất cả những câu văn đều hướng về miêu tả hình ảnh cây sồi già được nêu lên ở câu văn 1: lớn, cành có lẽ đã gãy, vỏ cây nứt nẻ, cánh tay xù xì, quều quào,...

Câu hỏi trong lớp Xem thêm