bạn có suy nghĩ gì trước nhận định sau: nhiều người cho rằng học xã hội chỉ là học thuộc, không tư duy nhiều và không phát triển

2 câu trả lời

Môn Xã hội bao gồm : Văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD và cả tiếng Anh. Và các môn học này cần khả năng ghi nhớ để phân tích. Mình là một học sinh thuộc ban xã hội và mình khẳng định rằng nó không dễ dàng một chút nào. Mình đã từng học thuộc lòng môn Sử như một chú vẹt, kết quả là kiến thức chỉ ở trong đầu lúc mình học được vài tiếng hoặc nhiều lắm là một ngày thôi, sau đó mình sẽ quên '' sạch sành sanh '', những ngày sau đó mình xem lại và thật buồn là mình chẳng còn nhớ gì cả, vì vậy mỗi lần kiểm tra hoặc thi cử, mình lại đau đầu vô cùng vì phải nhồi nhét kiến thức một cách không hiệu quả. Nghiêm trọng nhất là 2 tháng cuối của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, mình không đọng lại một chút kiến thức nào về Lịch sử cả. Sẽ có bạn thắc mắc rằng tại sao mình thuộc ban xã hội mà mình lại bỏ môn Lịch sử như thế ? Thật lòng thì đó là hậu quả của việc bản thân mình chủ quan, do Lịch sử không nằm trong ba môn mình xét Đại học, mình cũng nghĩ rằng mình sẽ học thuộc lòng trong 2 tháng cuối rồi bước vào thi luôn nhưng dĩ nhiên, với cách học vẹt của mình thì không chắc một mảng kiến thức nào, điều đó khiến mình lo lắng vô cùng. Nhưng may mắn thay, do học trường chuyên nên mình cũng có rất nhiều bạn chuyên Sử, các bạn ấy giảng cho mình theo cách học - ghi chép - hiểu, nhờ vậy mà mình có một góc nhìn khác về môn Lịch sử, mình cảm thấy có hứng thú và muốn tìm hiểu về môn học ấy nhiều hơn. Thông qua việc giải đề, mình không còn phải khoanh ngẫu nhiên vào những câu thuận miệng nữa mà thay vào đó mình sẽ học cách phân tích để tăng khả năng làm bài chính xác. Cùng một câu hỏi nhưng lại đổi năm, nó đã ra một Chiến lược chiến tranh khác hoặc chỉ cần thay đổi cách dùng từ thì ý nghĩa của nó đã khác đi rồi. Đấy là lúc mà khả năng ghi nhớ hoạt động và nhờ vào phân tích mới có thể loại trừ và chọn đáp án thật đúng. Đề thi tốt nghiệp Lịch sử 2021 năm nay cũng được đánh giá là một trong những môn khó nhất trong các môn và khó hơn đề minh họa, độ phân hóa rất cao, chính vì thế đạt được điểm tối đa là việc rất khó, đòi hỏi vững kiến thức và tư duy rất chắc. Những điều trên góp phần khẳng định không phải chỉ cần học thuộc lòng là có thể học các môn xã hội. Cho nên việc so sánh giữa hai ban là không cần thiết. Dù là học ban thì các bạn cũng đều rất giỏi, dám theo đuổi đam mê và chinh phục ước mơ của mình. Sẽ chẳng ai cảm thấy vui vẻ khi những môn học mà mình yêu thích bị người khác xem nhẹ cả, chính vì vậy, hãy công nhận khả năng của người khác bất kể là họ học tự nhiên hay xã hội nhé. Vì trong quá trình theo đuổi việc học, ai cũng đều là người tài giỏi hết đấy !!!

em suy nghĩ rằng

Từ xưa đến nay, môn Văn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đạo học. Văn chương giúp đời sống tinh thần của con người thêm phong phú hơn, giúp ta ứng xử lịch sự, văn minh hơn. Nhưng bây giờ chúng ta đang bước vào thế kỉ XXI-thế kỉ của khoa học, công nghệ hiện đại- do đó vì thế vị trí của môn Văn trong các trường đã bị suy giảm. Nhiều phụ huynh học sinh thích chạy theo những môn học thời thượng như các môn tự nhiên: Toán, Lí, Hóa và môn xã hội Anh, Tin học mà không thích con mình học môn Văn, vì theo tư tưởng của họ cho rằng thế kỉ XXI là thế kỉ hiện đại, các quốc gia, dân tộc đang cố gắng phát triển để hội nhập với toàn thế giới. Là một học sinh đang cắp sách đến trường như em không đồng tình với họ.

Văn chương là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người. Trong xã hội phong kiến thời xưa, văn chương là môn thi duy nhất để các sĩ tử khẳng định mình trong các khoa thi. Đã có rất nhiều người thành đạt trên con đường văn chương như đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương…Họ đã để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ khi ai từng đọc qua thì cảm động, ngưỡng mộ, thông cảm cho cuộc đời của những người nông dân dưới thời phong kiến và lên án bọn địa chủ độc ác.

Còn trong xã hội ngày nay, việc học Văn càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nhất là trong trường học, nó giúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học là những tinh hoa văn hòa nhân loại, lưu truyền những cái tốt đẹp của con người qua các thời đại. Văn chương dẫn chúng ta vào một thế giới mà sự cho đi không đòi hỏi sự đáp lại. Văn chương chân chính dù ở bất kì thời đại nào cũng đều dề cao tình yêu thương, lòng nhân ái, sự công bằng. Giúp em nhận thấy thế giới này sẽ đẹp hơn nhiều từ những điều giản dị nhất, có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn, lành mạnh. Chẳng hạn đọc tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, ta thấy được một bức tranh xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công đen tối. Hay là đọc bài thơ Bánh trôi nước của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, ta lại thấy được số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ.

Không những thế văn chương còn làm cho thế giới ngôn ngữ của mỗi con người thêm phong phú hơn, trong sáng hơn. Nó trau dồi lời ăn, tiếng nói của mỗi con người trong cuộc sống hằng ngày.

Mỗi môn học, mỗi một lĩnh vực đều có một sứ mệnh riêng của nó. Đi sâu vào đời sống tình cảm của con người, làm thế giới tình cảm phong phú hơn, sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn cho tâm hồn, cho trái tim của mỗi con người rung lên là sứ mệnh của văn chương.

Như vậy văn chương là không thể thiếu trong cuộc sống xưa và nay. Thế mà trong xã hội ngày nay, việc học Văn lại bị xem nhẹ. Nếu như một ngày nào đó, môn Văn dần dần bị lãng quên thì xã hội của chúng ta sẽ buồng tẻ, nhàm chán và khô khan, hạn hẹp đến thế nào?

Chẳng hạn, một người thành đạt bộ môn khoa học tự nhiên đẻ ra rất nhiều tiền hoặc một bạn nói tiếng Anh như gió, giao tiếp với người nước ngoài lưu loát, trôi chảy nhưng khi giao tiếp với người Việt thì ấp a ấp úng, từ ngữ khi giao tiếp thiếu chính xác. Vì sao lại vậy? Vì bạn không có vốn hiểu biết về văn chương, vốn từ không phong phú, có khi họ chỉ muốn xuất ngoại nên họ đã không tôn trọng nền văn học văn hóa Việt Nam. Có rất nhiều bạn phải tốn hàng tiếng đồng hồ để viết một bức thư cho người thân. Ở thời đại này đã xuất hiện những máy vi tính, họ làm việc, viết thư, đánh chữ thay cho việc viết bằng tay. Nhiều người cho rằng đánh máy cho nhanh, kiểu chữ trên máy tính dễ đọc, dễ nhìn hơn là viết tay. Trên mạng thì có thêm ngôn ngữ “chat” mà nhiều bạn trẻ hiện nay rất ưa chuộng. Em cũng là giới trẻ nên cũng nằm trong trường hợp trên. Nó có thể viết nhanh, gọn nhưng nó lại làm cho chúng ta dần dần quên đi ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Vì vậy, Văn học dạy em biết yêu quý tiếng nói dân tộc mình, đất nước mình vì đó là nguồn cội của chính mỗi con người dân Việt. Làm em nhớ về những bài thơ về chữ cái vào lần đầu tiên em tập viết:” o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thì có râu”…Cho nên Văn học rất quan trọng nếu không chúng ta sẽ rơi vào bi kịch như một nhà văn Mê-hi-cô đã từng nói: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn. Chúng ta phải công nhận rằng Toán, Lí, Hóa, Anh, Tin học là rất quan trọng trong xã hội ngày nay nhưng đừng vì thế mà xem thường môn Văn.

Môn Văn là môn thuộc nhóm công cụ, học Văn tốt sẽ có tác động tích cực đến các môn khác. Chẳng hạn như là muốn soạn thảo một văn bản bạn phải có vốn hiểu biết Ngữ Văn, học tốt phần Tiếng Việt, Tập làm văn trong ghế nhà trường. Do vì lối sống, suy nghĩ thực dụng của học sinh, phụ huynh muốn con em mình học bộ môn đó để làm ra tiền hoặc do đội ngũ giáo viên dạy nghề càng thiếu tâm huyết, nhiều thầy cô là do gánh nặng cuộc sống làm mất đi niềm say mê văn học vốn có. Trường học thì chưa có đầu tư, bồi dưỡng giáo viên, chưa có hoạt động ngoại khóa văn chương để thu hút học sinh, sinh viên. Đó là nguyên nhân đẫn đến hiện tượng học sinh, sinh viên không thích học Văn.

Nếu như vậy thì cần có sự quan tâm hợp sức của toàn xã hội nhất là trong gia đình, nhà trường hướng học sinh chú ý đến vai trò và ý nghĩa của việc học Văn. Cần có những giải thưởng tôn vinh tài năng văn học của một số học sinh yêu thích bộ môn này. Mở rộng ngành nghề cho khối thi các bộ môn xã hội. Đó là một số phương pháp giúp việc học Văn của bạn trẻ hiện nay sẽ tốt hơn, phát triển hơn.

Như vậy, văn chương là một phần tất yếu trong cuộc sống, giúp chúng ta trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, các bạn và các bậc phụ huynh đừng xem nhẹ môn Văn. Đừng có nghĩ một cách nông cạn mà cho rằng môn Ngữ Văn là không cần thiết, không ứng dụng nhiều trong xã hội hiện nay.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm