bài văn thuyết minh về cuốn sách giáo khoa ngữ văn 9

2 câu trả lời

I, MỞ BÀI: giới thiệu chung

II, Thân bài

* Xuất xứ của cuốn sách

- Sách giáo khoa Ngữ Văn được Bộ Giáo dục nước nhà cho phép xuất bản

- Sách được nhiều giáo sư nổi tiếng biên soạn như: Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Minh Thuyết…

* Hình dáng và nội dung cuốn sách

- Bìa sách: Được thiết kế đơn giản dễ nhìn.

+ Phía góc trên bên trái là dòng chữ “Bộ Giáo dục và đào tạo” được in hoa hoàn toàn. Ngay phía dưới là dòng chữ “Ngữ Văn” được trình bày to, rõ ràng với font chữ đẹp. Phía góc bên phải dưới dòng chữ “Ngữ Văn” là tên tập của sách.

+ Sách giáo khoa Ngữ Văn có 2 tập, tập một và tập hai chia ra nội dung học tập cho học kỳ I và học kỳ II của học sinh. Phía dưới là hình ảnh cành cây gấc với hoa vàng rũ xuống, trái gấc chín đỏ ở bìa sách tập 1 và cành lựu với những trái lựu to tròn, màu vàng bắt mắt ở bìa sách tập 2. Hình ảnh đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, giống như là lời khích lệ mỗi học sinh cố gắng học tập để sớm đạt được trái chín vậy.

- Trang đầu tiên của sách ghi lại thông tin như ở bài sách nhưng chi tiết hơn về tên những người biên soạn cuốn sách. Trang tiếp theo là phần lời nói đầu của người chủ biên biên soạn sách. Đó là những lời giới thiệu đầu về cuốn sách cũng như là lời chúc các học sinh học tập thật tốt, đốt thêm lửa nhiệt huyết cho mỗi thế hệ.

- Những trang cuối cùng của sách là phần mục lục. Ở đây, tên các bài học được hệ thống thành bảng gồm các cột: số thứ tự, tên bài học, số trang. Như vậy giúp học sinh dễ dàng biết được những kiến thức mình sẽ tiếp cận sắp tới, cũng như tìm được vị trí bài học một cách dễ dàng hơn.

- Mỗi bài học được chia ra bao gồm một văn bản, một tiết học tiếng Việt, một tiết học tập làm văn, một tiết luyện tập các bài học đã học. Ngay trước khi bắt đầu bài học luôn có một ô trống ghi nội dung những điều cần đạt được sau mỗi bài học này. Các bài học được trình bày rất rõ ràng, hợp lí và logic, đi từ cơ bản nên phù hợp với mọi học sinh trong quá trình tiếp thu.

- Các văn bản được sắp xếp tìm hiểu theo trình tự thời gian, bắt đầu từ văn học nước nhà cho đến văn học thế giới nhằm giúp học sinh có một nền kiến thức toàn diện về văn chương nước mình và nước bạn.

* Ý nghĩa của cuốn sách

- Cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn giúp mỗi học sinh có nền kiến thức cơ bản và chắc chắn, bổ sung sự hiểu biết, làm tiền đề cùng với các môn học khác để giúp học sinh tự tin khi học lên cao hơn và bước ra ngoài đời sau này.

- Sách giáo khoa Ngữ Văn còn giúp học sinh cải thiện rất nhiều thứ liên quan đến việc tranh luận, thuyết phục người khác… Như chúng ta biết thì việc nói và trao đổi là điều cần thiết trong công việc hàng ngày cũng như cuộc sống, bởi vậy cần phải chuẩn bị và bồi dưỡng từ khi còn là học sinh.

* Cách bảo quản sách

- Sách giáo khoa vừa là người bạn, vừa là người thầy của mỗi học sinh, bởi vậy cần nâng niu, trân trọng cuốn sách.

- Có thể bọc giấy kính cho cuốn sách để tránh làm cho sách bị bẩn, bị lem.

- Cần ghi tên, dán nhãn vở để tránh bị thất lạc sách.

III, KẾT BÀI

- Nêu tình cảm của bản thân với cuốn sách, nêu suy nghĩ về giá trị của sách.

Mỗi chúng ta khi cắp sách đến trường đều trang bị cho mình những đồ dùng học tập cần thiết nhất như cặp sách, bút chì, thước kẻ…Trong đó phải kể đến người bạn gần gũi và thân thiết nhất đó chính là những quyển sách giáo khoa trong đó em ấn tượng nhất là quyển Ngữ Văn 9.

Cuốn sách Ngữ Văn 9- tập 1 do Nhà xuất bản giáo dục phát hành dưới sự cho phép của Bộ giáo dục và đào tạo được tái bản lần thứ 12. Nội dung cuốn sách do Nguyễn Khắc Phi là tổng chủ biên. Để có một quyển sách với nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu. Đầu tiên là biên soạn nội dunh, trình bày bìa và minh họa, chọn cỡ chữ. Sách gồm có phần bìa và phần nội dung bên trong. Bìa sách được làm bằng loại giấy cứng do Trần Tiểu Lâm trình bày và minh họa. Bề mặt bìa nhẵn, màu nền phớt hồng, phía trên cùng góc trái có in dòng chữ màu đen: “ Bộ giáo dục và đào tạo”. Bên dưới dòng chữ ấy là tên sách Ngữ Văn được in màu đỏ thẫm với cỡ chữ lớn nằm phủ gần khắp bìa sách. Dưới chữ Văn là dòng chữ Tập 1, phía tay phải của chữ Tập 1 là số 9 được tô màu trắng. Thân bìa lệch về góc trái được trang trí thêm dàn gấc với hoa vàng, lá xanh. Phía dưới cùng là hàng chữ Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam được in màu đen. Với bản hiệu logo màu trắng trên nền đen. Bìa sách cuối có nền màu trắng. Hai bên trái và phải lần lượt in hình Huân chương Hồ Chí Minh và huy hiệu 55 nhà xuất bản giáo dục. Bên dưới là tên các loại sách thuộc các môn học khác của chương trình 9. Dưới cùng ben góc phải là giá, dịch sang góc trái là tem bảo hành, tận cùng góc trái là các mã vạch màu đen. Cũng giống như những cuốn sách khác, sách giáo khoa Ngữ Văn 9 cũng có mục lục để chúng ta dễ dàng tìm học học một cách nhanh chóng hơn. Sách Ngữ Văn 9 được thiết kế theo chủ chương của Bộ nhằm dạy học theo hướng đồng tâm và tích hợp kiến thức giữa 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập Làm Văn. Cuốn sách gồm 17 bài thường mỗi bài được dạy trong một tuần và bao gồm kiến thức của cả 3 phân môn. Nội dung các bài học trong cuốn sách được sắp xếp một cách rất khoa học và hợp lí. Phần đầu của mỗi bài học luôn là khung: nội dung cần đạt, tóm lược lại toàn bộ kiến thức quan trọng mà học sinh cần phải nhớ, sau đó đến văn bản hoặc bài học, sau mỗi bài học đều có câu hỏi liên quan đến bài để gợi ý học sinh tự học. Rồi cuối mỗi bài có phần luyện tập để học sinh về nhà tự học hỏi, định hướng làm bài tốt hơn. Xen vào đó còn có những bài kiểm tra để đánh giá năng lực của học sinh.

Sách như ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người. Bởi sách cung cấp cho chúng ta biết bao nhiêu tri thức. Là nền tảng kiến thức cơ bản vô cùng quan trọng và chung nhất của toàn bộ học sinh trong một chương trình. Riêng cuốn sách Ngữ Văn 9 giúp ta tiếp cận, tìm hiểu, thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm nổi tiếng trong nước và nước ngoài. Các tác phẩm trong chương trình giúp ta biết được tinh thần bất khuất kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của dân tộc ta, đồng cảm với số phận của người phụ nữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Những kiến thức về Tiếng Việt thì giúp chúng ta trau dồi khả năng sử dụng ngôn từ giúp nâng hiệu quả giao tiếp hằng ngày. Đặc biệt, cuốn sách còn khiến cho rất nhiều học sinh trở nên yêu thích môn văn hơn và việc học môn văn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Sách có vai trò to lớn như thế nên chúng ta cần có cách bảo quản hợp lí. Khi học nên nhẹ nhàng dở từng trang sách tránh để sách bị rách, bị quăn mép, không được vẽ bậy, tô màu nên hình vẽ trong sách. Khi không học thì cất gọn gàng trên giá nên dùng tranh hoặc bìa cứng bọc sách có dán nhãn vở ghi tên đầy đủ.

Học văn chính là học cách làm người chính vì vậy mỗi chúng ta cần có niềm đam mê, yêu thích môn văn. Và quyển sách giáo khoa Ngữ Văn 9 chính là những mắt xích liên kết cung cấp tri thức giúp chúng ta chuyển cấp dễ dàng hơn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái. D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Câu 2. Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông? A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn. B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn. C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe. D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải. Câu 3. Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với cô chú không? A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người. B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi. C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm. Câu 4. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt. A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp. B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp. C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt. D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước