bài văn Chiến Cầu Hiền lớp 11 nha... ai giúp e trả lời hết những câu hỏi này với ạ? 1) tìm hiểu về Ngô Thị Nhậm ( con người, làm quan mấy triều đại, việc ông làm quan giữa 2 triều đại thì có đi ngược lại với nho sĩ lúc bấy giờ không?) 2) Hoàn cảnh ra đời của Chiếc Cầu Hiền 3) khi vua Quang Trung lên ngôi các nho sĩ và trí thức bất hà có muốn ra hợp tác với triều đai Quang Trung ko? lí do vì sao ? 4) người anh hùng áo vải đc hỉu như thế nào? 5)trong văn bản văn tế nghĩa sĩ Cần Giuoc ai là người anh hùng áo vải? chỉ ra chi tiết đó? Ai giúp mình với ạ

1 câu trả lời

Câu 1:

- Ngô Thì Nhậm (1746 -1803), tự Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên

- Xuất thân trong gia đình vọng tộc chốn Hà Bắc

- Thông minh, học giỏi, sớm có những công trình về lịch sử

- Năm 1768, 23 tuổi ông thi đỗ giải nguyên, được bổ Hiến sát phó sứ Hải dương.

- Năm 1771, 26 tuổi, dự khảo thí ở Quốc tử giám, đỗ ưu hạng đồng thời hoàn thành “Hải đông chí lược”, một tập địa phương chí của Hải Dương.

- Năm 1775, ông thi đỗ thứ năm hàng tiến sĩ tam giáp, cùng khoa với Phan Huy Ích. Ðạt được học vị cao nhất của thang giá trị học vấn thời đó. Được chúa Trịnh Sâm rất quý mến và nhận xét là “Tài học không ở dưới người”. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan Hộ khoa cấp sự trung ở bộ Hộ dưới triều Lê–Trịnh.

- Năm 1776, ông được bổ làm Giám sát Ngự sử đài đạo Sơn nam, sau đó thăng Ðốc đồng trấn Kinh bắc.

- Năm 1778, ông vẫn giữ chức Ðốc đồng Kinh Bắc nhưng kiêm thêm chức Ðốc đồng Thái Nguyên. Khi đó cha ông làm Đốc đồng Lạng Sơn. Cha con đồng triều, nổi tiếng văn chương trong thiên hạ.

- Sau Vụ án năm Canh Tý (1780), Ngô Thì Nhậm được thăng làm Công bộ Hữu thị lang. Vụ này khiến cho giới sĩ phu Bắc hà nghi ngờ Ngô Thì Nhậm là người tố giác Trịnh Khải, nên phải bỏ trốn về quê vợ ở Bách Tính Nam Định (nay là Bách Tính, Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định) lánh nạn.

( Việc làm quan giữa hai triều đại có đi ngược lại với nho sĩ thời bấy giờ vì theo quan niệm nho sĩ thời xưa trung quân là chỉ thờ một chủ)

2. Chiếu cầu hiền được ra đời khoảng năm 1788- 1789 khi tập đoàn Lê - Trịnh hoàn toàn tan rã.

3. Khi vua Quang trung lên ngôi các nho sĩ và trí thức Bắc Hà chưa muốn ra hợp tác cùng ông bởi các nho sĩ thời xưa quan niệm một lòng trung quân, chỉ thờ một vua. Vì vậy Quang Trung mới sai Ngô Thì Nhậm viết "Chiếu cầu hiền" những mong nhân tài có thể ra cứu dân giúp nước

4. "người anh hùng áo vải" và những người nông dân lam lũ đã ra chiến trường chiến đấu bảo vệ đất nước.

5. Trong văn bản "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" anh hùng áo vải là những người nông dân Cần Giuộc:

+ Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó

+ Chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ

+ Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm

+ Chẳng qua là dân ấp dân lân, mến làm quân chiêu mộ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm