BÀI "TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH" 1.viết đoạn văn cho tất cả các khổ thơ 2.viết đoạn văn tổ hợp đoạn 3+4 3.viết đoạn văn tổ hợp đoạn 5+6

2 câu trả lời

1 .     Bài thơ về những người lính lái xe của Phạm Tiến Duật có một nhan đề thật lạ: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Nhan đề ấy gợi sự tò mò, thú vị cho người đọc: thế nào là “xe không kính”, tại sao xe lại “không kính”? Và nhan đề đặc biệt này đã làm nổi bật hình ảnh độc đáo của toàn bài và đó cũng là hình ảnh hiếm gặp trong thơ - hình ảnh những chiếc xe không kính. Hình ảnh ấy gợi lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Sự bất thường của sự vật được nêu trong nhan đề ấy đã hé lộ giọng điệu của bài thơ: ngang tàng, nghịch ngợm và rất trẻ trung. Không chỉ vậy, bản thân tác phẩm đã là một bài thơ nhưng tác giả còn đặt thêm nhan đề “Bài thơ…”. Điều đó có thừa không? Xin thưa là không! Vẻ khác lạ của hai chữ "bài thơ" khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh. Nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề của toàn tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đồng thời thể hiện cảm hứng khai thác chất thơ từ trong hiện thực chiến tranh khốc liệt của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

2. 

Khổ ba và khổ bốn bài thơ Bài thơ tiểu đội xe không kính đã thể hiện được sự lạc quan và tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của những người lính Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Điệp ngữ “Không có… ừ thì” ở hai khổ thơ tạo nên giọng điệu sôi nổi, lạc quan và vui vẻ của những người lính Trường Sơn. Điều kiện chiến đấu khó khăn gian khổ, họ lái những chiếc xe không có kính và điều này làm cho họ phải hứng chịu những điều kiện thời tiết khắc nghiệt bên cạnh đó là mưa to gây ướt và bụi phun việc chiến đấu gian khổ của mình. Thế nhưng, những người lính vẫn thể hiện được tinh thần lạc quan của mình qua những câu thơ sau. Khi họ phải hứng chịu những làn bụi dày đặc thì họ trêu đùa nhau như người già, tiếp tục chặng đường của mình và vẫn hút thuốc cười đùa với nhau. Từ đó, ta thấy được sự lạc quan, dũng cảm tuyệt đối và cái nhìn tươi trẻ của những người lính trẻ ngay trong điều kiện gian khổ nhất. Hình ảnh “Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” nhấn mạnh sự ác liệt, dữ dội của những cơn mưa, cùng với đó là hình ảnh người lính hiện lên với tinh thần lạc quan sẽ mau khô thôi. Từ đó, ta thấy được hình ảnh và tâm thế vững vàng lạc quan, cùng thái độ hồn nhiên, vô tư của những người lính. Họ chính là tượng đài bất diệt về tinh thần lạc quan, dũng cảm, và chính điều đó đã giúp họ vượt qua được những điều kiện chiến đấu gian khổ.

3.   Có cơ hội ngộ tình đồng đội cũng là tình anh em gia đình ruột thịt có cảnh mắc võng ra chiến chông chênh bên đường từ đoàn xe lại đi lại đi nối tiếp nhau ra tiền phương trên đầu họ trong tâm hồn họ trời xanh thêm chứa chan hi vọng là quan rào rào biết Hoàng cầm ta giữa trời chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy do mắc chông chênh đường xe chạy là đi được đi trời xanh thêm khổ thơ cuối làm nổi bật cái dữ dội và khốc liệt của chiến tranh trước xe vận tải quân sự mang trên mình đầy thương tích đã có biết bao chiến sĩ lái xe dũng cảm hi sinh chiếc xe như một một số sĩ kiên cường ba cái không có là chỉ một cái có không có kính rồi xe không có đèn không có mui xe thùng xe có xước sau cái thùng c xước người chiến sĩ sẽ tự hào khẳng định cần có một trái tim trong xe có trái tim ấy là sẽ có tất cả trái tim hình ảnh hoa dụ thể hiện sức mạnh chiến đấu vì chí kiên cường của người chiến sĩ lái xe chỉ vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thân yêu vì sự nghiệp thống nhất đất nước xây vẫn chạy vì miền Nam phía trước chỉ cần trong xe có một trái tim trái tim ấy là trái tim yêu thương trái tim sục sôi căm hận phải chăng câu thơ của Phạm Tiến Duật khơi nguồn cảm hứng từ câu thơ nổi tiếng của Hồ chủ tịch kính yêu miền Nam luôn ở trong trái tim chúng tôi bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là một bài thơ hay hai chất hiện thực nguồn về đời sống chiến đấu gian khổ mà hào hùng của các chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời đánh Mỹ đã kết hợp một cách hài hòa với cảm ứng xử khi tạo nên vần thơ góc cạnh đầy ấn tượng nếu như có gió bụi mưa cánh chim ảnh sao và sao lùa vào buồng lái xe không kính thì cũng có những câu thơ rất gần với lối nói mang đậm chất văn xuôi tràn vào bài thơ




Khổ thơ cuối Bài thơ về TĐXKK là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe. Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật, những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm