Bài học về đạo đức và ý thức của em rút ra từ bài học "Năng động sáng tạo".

2 câu trả lời

Bài học về đạo đức và ý thức của em rút ra từ bài học "Năng động sáng tạo".

Câu 1:

Mạnh dạn suy nghĩ tìm cách làm bài tập hay nhất, cách giải bài toán hợp lí nhất. Say sưa tập xử lí các tình huống của cuộc sống, say sưa giải quyết những vấn đề khó, các bài toán, câu hỏi khó.

Câu 2:

Trước khi làm một việc gì, nên tự hỏi : Để làm gì ? Có khó khăn gì ? Khắc phục khó khăn đó như thế nào ? Không làm như thế có được không ? Có cách nào làm tốt hơn không ?

Câu 3:

Nên chống các thói quen xấu trong học tập như : thụ động nghe, lười suy nghĩ, nói theo người khác, học vẹt mà không hiểu được gì cả. Trong cuộc sống nên tránh các thói xấu : thiếu bền bỉ, thiếu nghị lực, dễ làm khó bỏ, bắt chước người khác mà chẳng hiểu tại sao ...

Câu 4:

Tìm những gương lao động năng động sáng tạo trong nước (anh hùng lao động, anh hùng quân đội, chiến sĩ thi đua, học sinh nghèo vượt khó học giỏi, tài năng trẻ trong thời kì đất nước đổi mới, học sinh thi Toán, Lí, Anh văn, Nga văn, Tin học, Cờ vua, Thể thao ...) và suy nghĩ tại sao những người ấy thành công trong hoạt động của mình ?

Câu 5:

Ghi nhớ danh ngôn :

"Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ. Đối với bất kì vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi "vì sao ?", đều phải suy nghĩ kĩ càng" (Hồ Chí Minh).

- "Trong khoa học không có con đường nào rộng rãi thênh thang, bằng phẳng cả, mà chỉ có những ai chịu khó trèo từng mỏm đá trên những nẻo đường gai góc, gập ghềnh mới có hi vọng đạt tới những đỉnh cao xán lạn của khoa học mà thôi".

(Các Mác)

- Cái khó ló cái khôn.

(Tục ngữ)

- Non cao cũng có đường trèo,

Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.

(Ca dao)

Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng, tốt đẹp. Nhờ năng động mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình, đất nước 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
19 giờ trước