Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khai khát thay đổi cuộc sống.Bằng những hiểu biết về tác phẩm ,hãy làm rõ ý kiến trên đồng thời bày tỏ suy nghĩ của mình về danh và lợi trong cuộc sống hôm nay.Mình cần bài gấp ạ,ai giúp mình với

2 câu trả lời

DÀN Ý

1. Mở bài:

- Giới thiệu Cao BÁ Quát

- Giới thiệu đãn dắt luận điểm: Bài ca ngắn đi trên bãi cát của cao bá quát biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

2. Thân bài

* Hình ảnh người đi khó nhọc trên bãi cát

Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

- Là những hình ảnh tả thực, tiếp nối nhau

- "lại": sự vô tận

- biện pháp so sánh: “ đi một bước như lùi một bước”,bãi cát đó con người cất công đi nhưng càng khó khăn càng mệt nhọc bấy nhiêu -> Hình ảnh con ngườ thật lẻ loi, cô đơn

- Xét về không gian thì đường xa; xét về mặt thời gian thì mặt trời đã lặn. Đi trên bãi cát rất khó xác định phương hướng.

- Người đi trên bãi cát rất vất vả, khó nhọc, thậm chí có khi “Lữ khách trên đường nước mắt rơi”.

->  Từ hình ảnh về con người nhỏ bé giữa biển cát - cuộc đời hiện lên thái độ phê phán sự trì trệ trong kiểu giáo dục đương thời và thực trạng mọi người đều tất tả vì “danh lợi”.

* Thấy được sự nhọc nhằn khi phải đi trên những bãi cát dài

Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số tỉnh bao người?

- tác giả bộc lộ sự chán ghét cái bả. Chính nó đã lôi kéo con người, làm cho con người mê muội.

- Con đường theo đuổi công danh cũng vất vả như những người đang phải đi trên bãi cát vậy. Dẫu cho nhọc nhằn, vất vả nhưng những kẻ ham danh lợi vẫn cố gắng chạy ngược, chạy xuôi

- Tác giả đã ẩn dụ danh lợi qua hình ảnh rượi. Danh ợi cũng như rượu vậy, dễ say đắm lòng người.

-> sự cô đơn của ông trong con đường nhìn nhận danh lợi.

->  Bãi cát cũng chính là cuộc đời dài rộng mênh mông luôn thử thách con người. Giữa bãi cát, con người tưởng đến kiệt sức. 

*Tâm trạng cô đơn, mệt mỏi của khách bộ hành

Hãy nghe ta hát khúc đường cùng,
Phía hắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?

núi muôn trùng, sóng dào dạt: những khó khăn trên đường đi đến đích

- Anh đứng làm chi trên bãi cát?”: băn khoăn, day dứt, muốn buông xuôi nhưng lại vượt qua tất cả để tiến lên

=> Tóm lại toàn bài thơ đã cho thấy sự chán ghét của Cao BÁ Quát đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

3. Kết bài

- Tổng kết lại vấn đề 

Cao Bá Quát là một trong những nhà thơ nối tiếng sống trong một xã hội coi trọng người Nam hơn người Bắc. Chính điều này đã gây nên nhiều điều bất bình xảy ra trong nhà Nguyễn. Ông là người có bản lĩnh, có cá tính trong cuộc sống thời ấy. Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được tác giả làm trong khi đi thi Hội, là thời điểm ông rất muốn thi thố tài năng, thực hiện ý chí của mình. Nó biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trẽn đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

Mới vào bài thơ ta thấy cụm từ “bãi cát” được lặp lại hai lần: “Bãi cát lại bãi cát dài". Bãi cát ớ đây là hình ảnh được tác giả tả thực gợi lên một không gian khó khăn, dài thăm thẳm. Thông thường chúng ta đi trên cát rất khó, không giống như đi trên đường đất bình thường, chân bước tới cứ bị trượt về sau. Trên bãi cát ấy là một con đường rộng lớn, mờ mịt, rất khó mà xác định phương hướng như đứng ớ bên này nhìn qua bên kia chân trời. Đó không chỉ là ruột con đường thực, mà là con đường hiểu theo nghĩa tượng trưng cho một con đường xa xôi, mờ mịt. Để tìm được chân lí, tìm được cái đích thực sự có ý nghĩa cho cuộc đời thì con người phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ đầy thử thách.

Trên bãi cát ấy có hình ảnh một con người (tác giả), người đi trên bãi cát. Một con người nhỏ bé, lẻ loi, cô độc đi trên một bãi cát rộng, dài bao la, quanh quanh hình ảnh con người ấy. Bước chân của người đi cát rất khó khăn, như giậm chân tại chỗ “Đi một bước như lùi một bước”. Ta thấy được nỗi chán nản, bất mãn của tác giả khi thấy mình hành hạ thân xác để theo đuổi con đường công danh.

“Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.“

Người đi trên bài cát ở đây lòng ai oán vì con đường công danh của mình mãi chưa tới đích, không đành lòng làm một kẻ “ngủ quên” để có cớ mà rời bỏ đường di.

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất cả trên dường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

Tác giả còn nói đến sự cám dỗ của công danh đối với người đời. Nhận định mang tính khái quát về những kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược chạy xuôi, hình ảnh đó được tác giả minh hoạ bằng những hình ảnh thực tế của cuộc sống là ở đâu có quán rượu ngon người nhậu đều đổ xô đến, có được máy ai tỉnh táo để thoát ra khỏi sự cám dỗ của rượu. Từ đó tác giả cũng muốn liên tường đến người đọc vấn đề danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm thay đổi lòng người. Ông khinh bỉ những phường danh lợi tầm thường kia, nhưng cũng nhận ra sự cô độc của mình. Phải chăng, con đường mà ông dấn thân vào, lí tưởng mà ông đeo đuổi, chỉ là điều vô ích, chẳng ai thèm để ý, quan tâm. Ông không có người ủng hộ, đồng hành. Niềm xúc động ấy đã đưa tác giả trở về với hiện thực. Điều này chuẩn bị cho kết luận của ông đó là cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. Nếu đi tiếp thì rất có thể ông cũng chỉ là một trong phường danh lợi mà ông từng khinh miệt, phê phán. Nhưng nếu dừng lại, ông cũng không biết mình sẽ đi đâu. về đâu. Có cả một khối mâu thuẫn đang đè nặng lên tâm hồn của tác giả lúc này. Sự dằn vặt ấy là sự nuối tiếc vì đường đau khổ, mờ mịt nhưng lại quá đẹp đè, cao sang. Thôi thì đành đứng chôn chân trên bãi cát vậy.

Người đi trên cát bỗng nhiên dừng lại.

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hút khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muốn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

Nỗi băn khoăn choáng váng lấp đầy tâm hồn. Và lần đầu tiên, người đã phân vân tự hỏi, vậy là thế nào, có nên đi tiếp, hay từ bỏ nó “Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt". Nếu đi tiếp, cũng không biết phải đi như thế nào. Bởi vì, “Đường bằng thì mờ mịt - Đường ghê sợ thì nhiều!” vì thế, có lẽ đã đến bước đường cùng? Nỗi bế tắc và tuyệt vọng phù trùm lên cả người đi, cả bãi cát dài. Người đi chỉ còn có thể cất lên tiếng hát về con đường cùng của mình, về sự tuyệt vọng của mình.

Tóm lại bài thơ “Bài ca ngắn đi trên cát" được thể hiện theo cách đa chiều. Khi thì được miêu tả như một khách thể, khi thì lại như một người đối thoại. Thậm chí tác giả còn cho ẩn chủ thể. Mục đích là nhằm có những tâm trạng khác nhau, thái độ khi đứng trước những hoàn cảnh khác nhau. Nó biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm