Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) câu 1:nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ, giai cấp lãnh đạo và lí giải được năm 1917 nước Nga tiến hành hai cuộc cách mạng. câu 2:- So sánh được điểm giống và khác nhau giữa cách mạng tháng Hai với Cách mạng tháng Mười - Phân tích được ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. - Đánh giá được tác động của cách mạng tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam và thế giới Giúp mình với ạ mình cảm ơn

2 câu trả lời

 Cách mạng tháng Mười Nga 19171. Tình hình nước Nga trước cách mạng

a. Về chính trị

  • Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng
  • Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng.

b. Về kinh tế

  • Lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.

c. Về xã hội

  • Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.
  • Phong tr2. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười

    a. Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917

    • Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhânở Pêtơrôgơrát.
    • Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
    • Lãnh đạo là Đảng Bônsêvích
    • Lực lượng tham gia là công nhân, binh lính, nông dân.
    • Kết quả:
      • Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.
      • Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết)
      • Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời.
      • Nga trở thành nước Cộng Hoà

    → Tính chất: Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

    • Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:
      • Chính phủ lâm thời (tư sản)
      • Xô viết đại biểu (vô sản).

    b. Cách mạng tháng Mười Nga 1917

    • Hoàn cảnh:
      • Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:
      • Chính phủ lâm thời (tư sản)
      • Xô viết đại biểu (vô sản)
      • Nên cục diện không thể kéo dài.
      • Trước tình hình đó Lênin và Đảng Bônsêvích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).
      • Đầu tháng 10/1917 không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lênin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
    ào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.
    • Diễn biến khởi nghĩa:
      • Tháng 4: Lênin đã thông qua Đảng Bônsêvích bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
      • Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa.
      • Đêm 25/10 tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.
      • Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.
      • Ngày 3/11/1918 chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.

    → Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

    1.2. Các cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết1. Xây dựng chính quyền Xô viết
    • Đêm 25/10/1917 chính quyền Xô viết được thành lập do Lênin đứng đầu.
    • Chính sách của chính quyền:
      • Đập tan bộ máy Nhà nước cũ, xây dựng bộ máy Nhà nước mới.
      • Chính quyền Xô viết thông qua:”Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”. Trong đó sắc lệnh hòa bình lên án cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa. Sắc lệnh ruộng đất nhằm giải quyết ruộng đất cho nông dân.
      • Xoá bỏđẳng cấp, và đặc quyền của giáo hội.
      • Thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc có quyền bình đẳng và quyền tự quyết.
      • Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng.
      • Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Quốc hữu hóa các
    • Chính quyền Xô viết đã đem lại lợi ích và bảo vệ lợi ích cho nhân dân lao động, thể hiện tính ưu việt tiến bộ của một chính quyền mới, chính quyền của dân, do dân, vì dân,khác hẳn và đối lập với những chính quyền cũ của giai cấp phong kiến, tư sản ở nước Nga cũng như các nước khác ở châu Âu.

câu 1:Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng lạc hậu ấy của nước Nga chỉ có thể giải thích bằng sự tồn tại rất nặng nề những tàn tích phong kiến - nông nô.

câu 2:

a) Giống nhau:

- Lãnh đạo: Đảng Bonsevich.

- Động lực cách mạng: Công nhân - nông dân - binh lính.

- Kết quả: Thắng lợi.

b) Khác nhau:

*Tính chất và nhiệm vụ:

- Cách mạng tháng 2: CMDCTS kiểu mới, lật đổ chế độ phong kiến.

- Cách mạng tháng 10: CMXHCN, lật đổ chính quyền tư sản.

*Chính quyền nhà nước:

- Cách mạng tháng 2 : Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ; hai chính quyền song song tồn tại.

- Cách mạng tháng 10 : Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn; chính quyền về tay vô sản và nhân dân lao động.

-

a) Đối với nước Nga

- Lật đổ được phong kiến, tư sản.

- Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.

- Chính quyền: không còn người bóc lột người.

- Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.

b) Đối với thế giới

- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản

- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.

-Cách mạng Tháng Mười chính là ánh sáng soi đường cho nhân dân ta đi đến một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử dân tộc – cách mạng vô sản do giai cấp công nhân và nhân dân lao động khởi xướng để xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay, trải qua chặng đường hơn 90 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn luôn kiên trì, kiên định con đường này và luôn quán triệt, vận dụng bài học thành công từ Cách mạng Tháng Mười đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.


Câu hỏi trong lớp Xem thêm