Bài 2. “… Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?.” Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác? Câu 2: Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào? Nhân vật đó đang ở trong hoàn cảnh nào? Câu 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn văn trên có gì đặc sắc? Câu 4: Tìm một câu rút gọn có trong đoạn văn và chỉ rõ cách rút gọn? Câu 5: Viết đoạn văn (10-12 câu) theo lối T-P-H trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp qua tác phẩm “Làng” – Kim Lân?

1 câu trả lời

Câu 1: Trích từ văn bản " Làng" của Kim Liên 

Hoàn cảnh: Hoàn cảnh sáng tác Truyện ngắn “Làng” viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

Câu 2: Đoạn trích nêu lên suy nghĩ của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc 

Câu 3: Đoạn văn là lời độc thoại nội tâm của nhân vật ông Hai. Điều này góp phần thể hiện sự nghi vấn, hoài nghi của ông Hai trước tin đồn làng chợ Dầu theo giặc. Sau sự hoài nghi đó chính là sự xấu hổ vì cả làng theo Tây