Bài 1_T86: Theo em khi xét một mô hình dữ liệu quan hệ ta cần quan tâm những yếu tố nào? Bài 2_T86: Hãy nêu các khái niệm cơ bản mà em biết về hệ CSDL quan hệ. Bài 3_T86: Những tiêu chí nào giúp ta chọn khóa chính cho bảng? Hãy cho ví dụ và giải thích. Bài 1_T93: Hãy nêu một công việc (trong gia đình hay xã hội) có thể dùng máy tính để quản lý. Bài 2_T93: Trong cơ sở dữ liệu được nêu ở câu 1, hãy cho biết đối tượng cần quản lí và thông tin cần lưu trữ. Bài 3_T93: Khi nào thông tin trong CSDL nói trên cần đực cập nhật và cập nhật những gì? Bài 4_T93: Khi nào cần kết xuất thông tin từ CSDL nói trên và những thông tin nào cần được kết xuất? Hãy phác thảo một số báo cáo cần có. Bài 5_T93: Hãy cho một ví dụ về truy vấn phục vụ cho việc kết xuất thông tin ở bài toán này.

2 câu trả lời

Bài 1: (T86)

Khi xét một mô hình dữ liệu, ta cần quan tâm các yếu tố:

- Cấu trúc dữ liệu

- Các thao tác, phép toán trên dữ liệu

- Các ràng buộc dữ liệu

Bài 2: (T86)

Một số khái niệm cư bản về hệ CSDL quan hệ:

(1) Các khái niệm dùng để mô tả các yếu tố cấu trúc dữ liệu, thao tác, phép toán trên dữ liệu, ràng buộc dữ liệu tạo thành mô hình dữ liệu.

(2) Cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ gọi là cơ sở dữ liệu quan hệ.

(3) Hệ QTCSDL dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ gọi là hệ QTCSDL quan hệ.

Bài 3: (T86)

Tiêu chí để chọn khóa chính cho bảng: 2 tiêu chí

(1) Trong trường không có các ô dữ liệu trùng nhau, dữ liệu là duy nhất.

Ví dụ:

Trong bảng dữ liệu điểm của học sinh có các cột: STT, Tên học sinh, ngày tháng năm sinh, điểm môn toán, điểm môn văn,..

Ta lựa chọn cột STT làm khóa chính vì ứng với mỗi học sinh có duy nhất một STT, không trùng nhau.

Ta không lựa chọn các trường còn lại vì có thể trùng nhau, ví dụ điểm của một số học sinh có thể giống nhau.

(2) Số thuộc tính là ít nhất.

Ví dụ:

Trong bảng dữ liệu quản lí hàng hóa có các thuộc tính: ID, tên hàng hóa, mã hàng hóa, ngày nhập kho, ngày xuất kho. Trong đó, ta chọn ID làm khó chính vì ID vừa là duy nhất cho mỗi hàng hóa vừa có ít thuộc tính nhất.

Bài 1: (T93)

Công việc máy tính có thể quản lí: Bán bàng tạp hóa

Mỗi mặt hàng khi nhập về đều có số lượng, giá bán, được chủ của hàng nhập vào cơ sở dữ liệu để quản lí.

Bài 2: (T93)

Đối tượng cần quản lí: Hàng hóa

- Thông tin cần lưu trữ:

+ Hàng hóa: Nhà phân phối, Tên hàng hóa, mã hàng hóa, số lượng nhập, giá nhập.

+ Thông tin bán hàng: Mã khách hàng, Mã hàng hóa, ngày nhập kho, ngày xuất kho, số lượng xuất, giá xuất.

+ Thông tin khách hàng: Tên khách hàng, SĐT, Số hóa đơn, mã khách hàng.

Bài 3: (T93)

Khi bán nhập hàng và bán hàng thì thông tin trên cần cập nhật.

Nội dung cập nhật:

- Khi nhập hàng: nhà phân phối, tên hàng hóa, mã hàng hóa, số lượng, giá bán, giá xuất, ngày nhập kho,...

- Khi bán hàng: ngày xuất kho, số lượng và thông tin khách hàng được cập nhật.

Bài 4:

Khi quyết định mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm, nhập mặt hàng mới hoặc hết quý, năm  thì cần kết xuất thôn tin.

Những thông tin cần kết xuất: Hàng hóa nào bán chạy nhất, khách hàng nào mua nhiều nhất,..

Các ý chính cần có trong bản báo cáo:

- Trong quý nhập nhiều hàng nhất từ nhà phân phối nào, số lượng bao nhiêu

- Mặt hàng bán được nhiều nhất là bao nhiêu, đem lại lợi nhuận bao nhiêu

- Khách hàng nào mua nhiều nhất, số lượng bao nhiêu,..

Bài 5: (T93)

Ví dụ, cần truy vấn xem khách hàng Nguyễn Thị X đã mua bao nhiêu mặt hàng.

Ta sử dụng hai bảng: Thông tin bán hàng và Khách hàng.

Từ bảng thông tin khách hàng, ta xem được mã khách hàng của chị X, sau đó sang thông tin bán hàng sẽ biết được các mặt hàng bạn X mua, số lượng bao nhiêu.

Bài 1 trang 86: 

Đáp án:  * Khi xét một mô hình dữ liệu quan hệ ta cần quan tâm yếu tố:

               + Cấu trúc dữ liệu: dữ liệu được lưu trong các bảng. Mỗi bảng gồm các hàng và các cột thể hiện thông tin về một chủ thể.

               + Các thao tác, phép toán trên dữ liệu: Thêm, xóa, sửa các bản ghi trong một bảng. Các kết quả tìm kiếm thông tin qua truy vấn dữ liệu có được nhờ thực hiện các thao tác trên dữ liệu. 

                + Ràng buộc dữ liệu: Dữ liệu trong các bảng phải thỏa mãn một số ràng buộc, chẳng hạn không được có hai bộ nào trong một bảng giống nhau hoàn toàn. 

Bài 2 trang 86:

Đáp án: * Các khái niệm cơ bản về hệ CSDL quan hệ:

                +Cơ sở dữ liệu quan hệ là cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ. 

                 + Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ là hệ quản trị cơ sở dữ liệu dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ. 

                 + Khóa: Các thuộc tính có thể được dùng để phân biệt các cá thể.

                 + Khóa chính: Trong các khóa của một bảng người ta thường chọn một khóa làm khóa chính. 

                 + Liên kết: Thực chất là sự liên kết giữa các bảng được xác lập dựa trên thuộc tính khóa. 

 Bài 3 trang 86: 

Đáp án:    * Có hai tiêu chí giúp ta chọn khóa chính cho bảng:

                  + Tập thuộc tính phải đủ để phân biệt các cá thể trong một bảng. 

                   +Số lượng thuộc tính nên là ít nhất. 

Bài 1/ trang 93: 

Đáp án:     *Công việc có thể dùng máy tính để quản lý là:

                   + Quản lý thư viện.

                  *Ngoài ra còn có thể quản lý những công việc khác như là:

                  + Quản lý đăng kí tín chỉ của sinh viên.

                  + Quản lý xe của một nhà xe.

                  + Quản lý công việc bán hàng của một cửa hàng nào đó. 

 Bài 2 trang 93:

Đáp án:    * Đối tượng cần quản lý trong bài toán quản lý thư viện là:

                  + Sách và Bạn đọc, quá trình mượn sách của bạn đọc. 

                  * Thông tin cần lưu trữ: 

                  + Sách: Mã sách, tên sách, tác giả, số lượng, tên nhà xuất bản,....

                  + Bạn đọc: Mã bạn đọc, tên bạn đọc, ngày sinh, địa chỉ,....

                  + Quản lý mượn: Mã bạn đoc, mã sách, số lượng mượn, ngày mượn, ngày trả.

 Bài 3 trang 93:

Đáp án:    * Thông tin trong CSDL nói trên cần được cập nhật khi: 

                 +Thay đổi thông tin bạn đọc: Thông tin thay đổi có thể bao gồm địa chỉ, số điện thoại,....

                 + Thay đổi thông tin sách: Thông tin thay đổi bao gồm các thuộc tính của sách.

                 + Thêm bạn đọc mới: Thông tin cần cập nhật thêm bao gồm mã bạn đọc, tên bạn đọc,.....

                 + Thêm sách mới: Thông tin cần cập nhật thêm bao gồm mã sách, tên sách, tác giả,.....

                 + Thêm sửa thông tin về mượn sách của bạn đọc: Thay đổi ngày mượn, ngày trả hoặc có thể là thêm mới một bản ghi mượn sách.

                 + Xóa thông tin về bạn đọc, sách.

Câu 4 trang 93:

Đáp án:    * Những thông tin cần kết xuất như là:

                 + Bạn đọc này đã mượn bao nhiêu sách.

                 + Tác giả này đã viết bao nhiêu quyển sách.

                 * Một số báo cáo cần có:

                 + Trong tháng 1 năm 2017 số cuốn sách được mượn là bao nhiêu.

                 + Bạn đọc Nguyễn Văn A đã mượn bao nhiêu quyển sách. 

Câu 5 trang 93:

Đáp án:   * Ví dụ ta muốn đếm xem bạn đọc Nguyễn Văn A đã mượn bao nhiêu quyển sách:

                  + Ta sử dụng 2 bảng. Bạn đọc và bảng Mượn.

                  + Từ bảng Bạn đọc ta sẽ lấy được mã bạn đọc của bạn A.

                  + Sau đó đếm số bản ghi trong bảng Mượn mà có mã bạn đọc là mã của bạn A.                         ⇒ Như vậy sẽ tìm ra được số sách mà bạn đọc A mượn.

Chúc bạn học tốt!!

       

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm