Bài 1: Oxit bazơ không có tính chất hóa học nào sau đây? A. Một số oxit bazơ tác dụng được với nước ở điều kiện thường. B. Oxit bazơ tác dụng được với dung dịch axit. C. Oxit bazơ tác dụng được với tất cả kim loại. D. Một số oxit bazơ tác dụng được với oxit axit. Bài 2: Dãy các chất tác dụng được với oxit bazơ Na2O là: A. H2O, SO2, HCl B. H2O, CO, HCl C. H2O, NO, H2SO4 D. H2O, CO, H2SO4 Bài 3: Tính chất hóa học của oxit axit là A. tác dụng với nước B. tác dụng với dung dịch bazơ C. tác dụng với một số oxit bazơ D. cả 3 đáp án trên. Bài 4: Oxit axit có thể tác dụng được với A. oxit bazơ B. nước C. bazơ D. cả 3 hợp chất trên Bài 3: Cho các oxit bazơ sau: Na2O, FeO, CuO, Fe2O3, BaO. Số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Bài 4: Oxit nào sau đây phản ứng với nước ở điều kiện thường? A. Al2O3 B. CuO C. Na2O D. MgO Bài 5: Trong những dãy oxit sau, dãy gồm những chất tác dụng được với nước để tạo ra dung dịch kiềm là: A. CuO, CaO, Na2O, K2O B. CaO, Na2O, K2O, BaO C. CuO, Na2O, BaO, Fe2O3 D. PbO, ZnO, MgO, Fe2O3 Bài 6: Dãy các chất nào tác dụng được với nước? A. SO2, CO2, Na2O, CaO B. NO,CO, Na2O, CaO C. SO2, CO2, FeO, CaO D. NO, CO, Na2O, FeO Bài 7: Khí cacbon monooxit (CO) có lẫn tạp chất là khí cacbon đioxit (CO2) và lưu huỳnh đioxit (SO2). Dùng dung dịch nào sau đây để tách được những tạp chất ra khỏi CO? A. Dung dịch HCl B. Dung dịch Ca(OH)2 C. Dung dịch H2SO4 D. Dung dịch NaCl Bài 8: Cho 15,3 gam oxit của kim loại hóa trị II vào nước thu được 200 gam dung dịch bazơ với nồng độ 8,55%. Công thức của oxit trên là A. Na2O B. CaO C. BaO D. K2O Bài 9: Hòa tan hoàn toàn 10 gam MgO cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch X. Giá trị của a là A. 1,50M B. 1,25M C. 1,35M D. 1,20M Bài 10: 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với: A. 0,02mol HCl B. 0,1mol HCl C. 0,05mol HCl D. 0,01mol HCl

2 câu trả lời

Đáp án + Giải thích các bước giải:

Bài 1: Oxit bazơ không có tính chất hóa học nào sau đây?

A. Một số oxit bazơ tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

B. Oxit bazơ tác dụng được với dung dịch axit.

C. Oxit bazơ tác dụng được với tất cả kim loại.

D. Một số oxit bazơ tác dụng được với oxit axit. 

Lời giải

Oxit bazơ không có tính chất tác dụng được với tất cả kim loại.

Đáp án: C

Bài 2: Dãy các chất tác dụng được với oxit bazơ Na2O là:

A. H2O, SO2, HCl

B. H2O, CO, HCl

C. H2O, NO, H2SO4

D. H2O, CO, H2SO4 

Lời giải

A tác dụng với Na2O

B có CO không tác dụng

C có NO không tác dụng

D có CO không tác dụng

Đáp án: A

Bài 3: Tính chất hóa học của oxit axit là

A. tác dụng với nước

B. tác dụng với dung dịch bazơ

C. tác dụng với một số oxit bazơ

D. cả 3 đáp án trên.

Lời giải

Tính chất hóa học của oxit axit là

- Tác dụng với nước.

- Tác dụng với dung dịch bazơ.

- Tác dụng với một số oxit bazơ.

Đáp án: D

Bài 4: Oxit axit có thể tác dụng được với

A. oxit bazơ

B. nước

C. bazơ

D. cả 3 hợp chất trên

Lời giải

Tính chất hóa học của oxit axit là

+ Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit

+ Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước

+ Tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối

Đáp án: D

Bài 3: Cho các oxit bazơ sau: Na2O, FeO, CuO, Fe2O3, BaO. Số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải

Các oxit bazơ tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là: Na2O và BaO

Na2O + H2O → 2NaOH

BaO + H2O → Ba(OH)2

Đáp án: A

Bài 4: Oxit nào sau đây phản ứng với nước ở điều kiện thường?

A. Al2O3

B. CuO

C. Na2O

D. MgO

Lời giải

Các oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ BeO, MgO) tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

Na2O + H2O → 2NaOH

Đáp án: C

Bài 5: Trong những dãy oxit sau, dãy gồm những chất tác dụng được với nước để tạo ra dung dịch kiềm là:

A. CuO, CaO, Na2O, K2O

B. CaO, Na2O, K2O, BaO

C. CuO, Na2O, BaO, Fe2O3

D. PbO, ZnO, MgO, Fe2O3

Lời giải

Ghi nhớ: các oxit của kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ BeO, MgO) tác dụng được với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch bazo

A. loại CuO

B. thỏa mãn

C. loại CuO; Fe2O3

D. loại tất cả

Đáp án cần chọn là: B

Bài 6: Dãy các chất nào tác dụng được với nước?

A. SO2, CO2, Na2O, CaO                                                        

B. NO,CO, Na2O, CaO

C. SO2, CO2, FeO, CaO                                                          

D. NO, CO, Na2O, FeO

Lời giải

A đúng

B sai do NO,CO là không tác dụng với nước

C sai do FeO không tác dụng với nước

D sai do NO, CO, FeO không tác dụng với nước

Đáp án: A

Bài 7: Khí cacbon monooxit (CO) có lẫn tạp chất là khí cacbon đioxit (CO2) và lưu huỳnh đioxit (SO2). Dùng dung dịch nào sau đây để tách được những tạp chất ra khỏi CO?

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch Ca(OH)2

C. Dung dịch H2SO4

D. Dung dịch NaCl

Lời giải

Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch bazơ dư, các tạp chất là oxit axit bị giữ lại. Khí đi ra khỏi dung dịch là CO (oxit trung tính không tác dụng với bazơ)

PTHH: CO+ Ca(OH)→ CaCO3 ↓ + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

Đáp án: B

Bài 8: Cho 15,3 gam oxit của kim loại hóa trị II vào nước thu được 200 gam dung dịch bazơ với nồng độ 8,55%. Công thức của oxit trên là

A. Na2O

B. CaO

C. BaO

D. K2O

Lời giải

Đặt công thức hóa học của oxit là MO

PTHH: MO + H2O → M(OH)2

Ta có: 

mM(OH)2 = gam

Theo phương trình, ta có: 

=> kim loại M là Ba

=> công thức oxit là BaO

Đáp án: C

Bài 9: Hòa tan hoàn toàn 10 gam MgO cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch X. Giá trị của a là

A. 1,50M

B. 1,25M

C. 1,35M

D. 1,20M

Lời giải

nMgO = 0,25 mol

MgO  +  2HCl → MgCl2 + H2O

0,25  →  0,5 mol

=> Nồng độ của dung dịch HCl là  

Đáp án: B

Bài 10: 0,05 mol FeO  tác dụng vừa đủ với:

A. 0,02mol HCl

B. 0,1mol HCl

C. 0,05mol HCl

D. 0,01mol HCl

Lời giải

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

nFeO = 0,05 mol

theo phương trình nHCl = 2 nFeO = 0,1 mol

Đáp án: B

 

Em tham khảo nha :

\(\begin{array}{l}
1)\\
C\\
2)\\
A\\
N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH\\
S{O_2} + N{a_2}O \to N{a_2}S{O_3}\\
N{a_2}O + 2HCl \to 2NaCl + {H_2}O\\
3)\\
D\\
4)\\
D\\
3)\\
A\\
N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH\\
BaO + {H_2}O \to Ba{(OH)_2}\\
4)\\
C\\
N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH\\
5)\\
B\\
CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2}\\
{K_2}O + {H_2}O \to 2KOH\\
N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH\\
BaO + {H_2}O \to Ba{(OH)_2}\\
6)\\
A\\
S{O_2} + {H_2}O \to {H_2}S{O_3}\\
CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2}\\
C{O_2} + {H_2}O \to {H_2}C{O_3}\\
N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH\\
7)\\
B\\
C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} + {H_2}O\\
S{O_2} + Ca{(OH)_2} \to Ca\,S{O_3} + {H_2}O\\
8)\\
C\\
RO + {H_2}O \to R{(OH)_2}\\
{m_{R{{(OH)}_2}}} = \dfrac{{200 \times 8,55}}{{100}} = 17,1g\\
\frac{{15,3}}{{{M_R} + 16}} = \dfrac{{17,1}}{{{M_R} + 17 \times 2}}\\
 \Rightarrow {M_R} = 137dvC\\
R:Bari(Ba)\\
CTHH:BaO\\
9)\\
B\\
MgO + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2}O\\
{n_{MgO}} = \dfrac{{10}}{{40}} = 0,25mol\\
{n_{HCl}} = 2{n_{MgO}} = 0,5mol\\
{C_{{M_{HCl}}}} = \dfrac{{0,5}}{{0,4}} = 1,25M\\
10)\\
B\\
FeO + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2}O\\
{n_{HCl}} = 2{n_{FeO}} = 0,1mol
\end{array}\)

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm