Anh về với quê mình Nhằm đúng mùa dịch dã Người thân như người lạ Khẩu trang che kín rồi Quá xúc động bồi hồi Muốn thăm bầu, thăm bạn Sợ “Cô vy “ phát tán Đành thúc thủ ở nhà Gió thương tình ngang qua Nhắn rằng ai bên đó (Gần nhà nhưng xa ngõ) Ai biết ai đã về… Anh nhớ ngày Xuân quê Gái trai đu cong Tết Trai làng tranh trò “phết” Lấm lem, mặt đỏ phừng Hội làng vui tưng bừng Hoa Xoan rơi trắng ngõ Bao lời thương đã ngỏ Ấm cả trời Xuân tươi… Giờ tất cả lặng rồi Ngõ làng tôi rào kín Ôi ! Covid 19 Đến bao giờ hết đây ? Mỗi ngọn cỏ, lá cây Mỗi bông hoa tươi rói Có thể “cora mới” Lẩn khuất ở trong đây ? Từ một cái bắt tay Nụ hôn trao nồng thắm Có thể, có thể lắm Là một mầm tai ương ? Xin hãy vì tình thương Vì cộng đồng – nhân loại Vì sinh tồn mãi mãi Hãy bảo vệ chính mình ! ( GỬI EM TRONG VÙNG DỊCH CÁCH LY COVID-19 ,  Kiều Trọng) Câu 1 ( 1,0 điểm): Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Nêu nội dung chính của văn bản? Câu 2 ( 1,0 điểm): Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? Câu 3 ( 1,0 điểm): Em có đồng tình với quan điểm của tác giả trong đoạn cuối của văn bản “ Xin hãy vì…Hãy bảo vệ chính mình” hay không? Vì sao?

1 câu trả lời

Câu 1: Nghệ thuật

Nội dung: Người con trở về quê hương trong ngày dịch bệnh và sự tuân thủ cần có, buộc phải có của mọi người để phòng tránh dịch bệnh.

Câu 2: 

Câu hỏi tu từ: Đến bao giờ hết đây?

Điệp từ: VÌ

Tác dụng: 

Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ

Nhấn mạnh về những lo âu, trăn trở trước tình hình dịch bệnh và cả sự chờ mong vào một ngày bình yên

Câu 3:

Em đồng tình với quan điểm của tác giả. Vì: Dịch bệnh thì ngày một thêm nguy hiểm và con người để có thể bảo vệ mình thì cần biết vì mọi người xung quanh. Chúng ta không chỉ sống cho chúng ta mà còn sống vì mọi người quanh ta. Nếu ta chỉ ích kỉ cho riêng mình thì rất khó để đẩy lùi dịch bệnh. Cần tuân thủ nguyên tắc phòng dịch để bảo vệ chính bản thân cũng như mọi người xugn quanh.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm