Anh /chị nghĩ gì về văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay(bài văn dài k quá 1000 từ) làm giúp mình vz ạ, cảm ơn Các bn lấy ở đâu cx đc trừ trên mạng.mình cảm ơn trc ạ

2 câu trả lời

Mở bài:

- Giới thiệu  vấn đề nghị luận: bàn về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay

Thân bài: 

- Biểu hiện, hiện trạng của vấn đề:

+ Giới trẻ hiện nay có vẻ thờ ơ với việc đọc sách, chưa có thói quen đọc sách. 

+ Một số ít đọc theo phong trào

+ Chưa có sự lựa chọn, chưa có mục đích đúng đắn

-> Việc đọc trở nên chưa thật sự có ích

+ Một số lựa chọn ”sách đen” để đọc → tiêm nhiễm vào đầu óc những tư tưởng thiếu trong sáng, lành mạnh

+ Nhiều người cho rằng đọc sách thời nay là lạc hậu vì ở thời đại thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, lên mạng đọc nhanh và dễ hơn → không mặn mà với sách

- Nguyên nhân:

+ Chủ quan : 

- Nhận thức đúng đắn ý nghĩa, vai trò của việc đọc sách

- Đọc sách không chỉ là phương tiện để giải trí, không chỉ là con đường tiếp cận tri thức mà còn để tăng khả năng tư duy mở rộng tâm hồn, để hiểu mình, hiểu người, có kĩ năng sống tốt…

+ Khách quan:

- Người Việt chưa có nhiều hành động để hình thành thói quen đọc sách

- Sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các kênh truyền hình có đầy ắp phim ảnh, thông tin đầy mạng xã hội

- Sự nhộn nhịp của quán xá với bao trò chơi giải trí lôi cuốn làm người ta không có thời gian để ý đến việc đọc sách

- Tác hại:

+ Không chăm đọc sách là bỏ quên một hình thức thư giãn, giải trí bổ ích.

+ Không đọc sách là đánh mất cơ hội mở rộng vốn hiểu biết, mất cơ hội tăng cường khả năng khả năng tư duy, mở rộng tâm hồn, kĩ năng sống

- Giải pháp

+ Cần nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách để hình thành thói quen đọc sách

+ Bộ văn hóa và thông tin cần có nhiều hoạt động để tạo điều kiện cho thanh niên đến với việc đọc sách nhiều hơn mở tủ sách miễn phí ở nhiều nơi

+ Tổ chức ngày hội sách để giới thiệu những cuốn sách hay

+ Giảm giá các sách

+ Đưa phong trào đọc sách trở thành phong trào đọc sách

 Kết bài : - Khẳng định đọc sách có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống.

- Khuyên các bạn trẻ nên đọc nhiều sách để tiếp thu được nhiều kiến thứuc bổ ích.

** Bài viết tham khảo 

    Xã hội ngày càng phát triển thì công nghệ thông tin càng xâm nhập mạnh mẽ hơn vào đời sống con người. Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, lĩnh vực này  đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay – Vấn đề đáng để chúng ta cùng suy nghĩ.

    Văn hóa đọc sách là đọc sách một cách có văn hóa. Nói cách khác là ý thức đọc sách đúng đắn của con người. Văn hóa đọc đề cao tính nghệ thuật, nhu cầu thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách. Bởi thế, nó vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần.

    Chưa bao giờ việc đọc sách và văn hóa đọc sách được người ta lo lắng và bàn luận nhiều như ngày nay. Thậm chí, đã có những cuộc hội thảo cấp quốc tế đưa ra nhiều con số và có những dự báo đáng lo ngại.

    Việt Nam là một dân tộc yêu sách, yêu tri thức và luôn cầu tiến trên con đường tri thức. Thế nhưng ngày nay, văn hóa đọc của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ sa sút nghiêm trọng. Ngày càng có ít bạn trẻ thích đọc sách và càng có ít người viết sách. Họ thích giải trí trên các phương tiện nghe, nhìn hơn là cầm sách lên đọc.

    Với sự phát triển như vũ bão của nền công nghiệp hiện đại, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, truyền thông, giải trí, các phương tiện nghe, nhìn (điện thoại, máy tính bản, laptop,…) tỏ ra vượt trội và tính năng tiện dụng, hấp dẫn, có sức lôi cuốn mạnh mẽ hơn so với trang sách in. Việc chuyển từ đọc sách in sang đọc online là một xu thế tất yếu. Sách điện tử sẽ là hình thức của sách trong tương lai. Từ sự thay đổi về phương tiên, con người cũng thay đổi về sở thích và thói quen đọc sách. Họ thích sự giản đơn, nhanh chóng và tiện lợi.

    Công nghệ in ấn phát triển mạnh mẽ. Kéo theo đó một số lượng đầu sách lớn ra đời. Nội dung sách cứ lặp đi, lặp lại theo hướng mô phỏng, thiếu hẳn sự sáng tạo vượt trội. Điều đó gây nên sự nhàm chán cho người đọc. Trong những năm gần đây, số lượng đầu sách mới xuất bản ở nước ta còn rất hạn chế. Mặc dù, chính phủ và nhiều tổ chức đoàn thể không ngừng khuyến khích viết sách qua các cuộc thi có giải thưởng song vẫn chưa thể khuấy động niềm đam mê sáng tác, nghiên cứu nghệ thuật của các cây bút.

    Một số bạn trẻ sống hời hợt, tôn vinh những giá trị kém cỏi, khiến cho các văn hóa phẩm lệch lạc có xu hướng trỗi dậy. Chẳng hạn, nhiều người thích đọc truyện ngôn tình hơn là một tiểu thuyết đích thực. Không ít người chỉ thích đọc truyện phiêu lưu, trinh thám, kinh dị, sex,… khiến cho những kẻ in sách trái phép có cơ hội ăn nên làm ra. Văn hóa đọc vì thế mà bị suy thoái trầm trọng.

    Sự định hướng về văn hóa đọc và xây dựng một văn hóa đọc lành mạnh, sáng tạo từ phía nhà nước cũng chưa thực sự đúng đắn. Việc quản lí văn hóa phẩm, bản quyền tác phẩm còn hết sức lỏng lẻo. Đặc biệt là việc kiểm soát các văn hóa phẩm đồi trụy chưa được quan tâm đúng mức. Sự lơ là của các cơ quan chức năng làm nảy sinh hiện tượng sao chép trái phép, ăn cắp bản quyền sản phẩm sáng tạo khiến cho người sáng tạo chán nản, không còn có động lực sáng tạo.

    Đọc sách và xây dựng văn hóa đọc sách lành mạnh, hiệu quả và tiến bộ vẫn là một nhu cầu thiết yếu trong xã hội ngày nay. Chúng ta không chỉ đọc để thưởng thức vẻ đẹp của nghệ thuật mà còn làm giàu tri thức, đánh thức niềm rung cảm chân thiện ở mỗi con người.

    Trước hết là việc lựa chọn sách để đọc. Chúng ta nên đọc nhiều loại sách thuộc các lĩnh vực khoa học, triết học, văn chương nghệ thuật, tủ sách học làm người,… Cũng cần tránh đọc những quyển sách có nội dung dễ dãi, tầm thường, nhảm nhí vừa mất thời gian lại vừa rất có hại cho tâm hồn.

    Chúng ta cũng không thể đọc hết số đầu sách hiện có mà nên xác định trong cuộc đời mình chỉ cần đọc những quyển sách thực sự cần thiết mà thôi. Đọc sách cốt lấy tinh túy. Không tham lam đọc trăm nghìn quyển mà không nhớ gì về nó. Đọc sách nhất thiết phải đọc chậm rãi và nghiền ngẫm sâu sắc, tiếp nhận đầy đủ tinh hoa có trong sách. Từ tri thức tiếp nhận biến nó thành hành động hữu ích, góp phần phát triển bản thân, xã hội và thế giới. Đó mới là người viết đọc sách.

    Trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người không muốn đọc sách. Họ không nhận thấy vai trò và lợi ích của sách đối với tinh thần. Thậm chí, họ còn tỏ ra xem thường sách vở và tri thức. Những hành động hủy diệt sách trong lịch sử khiến người ta đau lòng. Mặt khác, có nhiều người lại đọc sách không đúng cách. Họ đọc một cách vội vã. Họ muốn tỏ ra là người đọc nhiều. Tuy đọc trăm nghìn quyển sách nhưng còn đọng lại chẳng có bao nhiêu. Dù có thay đổi nhiều về hình thức và phương thức đọc thì sách vẫn là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người. Đọc sách có văn hóa là một cách tích lũy tri thức hữu ích nhất.

    Đọc sách là cách tốt nhất để di dưỡng tinh thần. Một xã hội tiến bộ phải là một xã hội biết quý trọng sách. Cần phải xây dựng một nền văn hóa đọc vững mạnh và khuyến khích toàn xã hội đọc sách. Một khi con người say mê đọc sách chắc chắn rằng tri thức sẽ phát triển, nhân tài sẽ xuất hiện, đất nước sẽ cường thịnh, phồn vinh.




Văn hóa đọc hiện nay đang là vấn đề thu hút sự chú ý, quan tâm của xã hội.Xu hướng lười đọc sách, ngại đọc sách và sự “phai nhạt” thói quen đọc sách của công chúng hiện nay. Trước sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông đại chúng và các tiện ích xã hội như báo điện tử, truyền hình, facebook, youtube… tưởng chừng như không còn chỗ cho việc đọc sách, người đọc không còn hứng thú với sự đọc. Sách in không “cạnh tranh” được với sách điện tử tiện ích, cập nhật thông tin. Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhiều vấn đề cấp bách như kinh tế, môi trường, chính trị, văn hóa đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, giao lưu giữa nhiều quốc gia. Đây là cơ hội thuận lợi để phát triển văn hóa nhưng cũng là khó khăn thách thức cho văn hóa đọc.văn hóa đọc đặt trong sự phát triển văn hóa ở Việt Nam được quan tâm nhưng chưa có sự thống nhất và hệ thống. Vấn đề này được Giáo sư Chu Hảo khẳng định trong một bài viết “Người Việt Nam chưa có văn hóa đọc”. Tại hội thảo “Người Việt có mê đọc sách” diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 14/3/2008 đã chỉ ra thực trạng “lười đọc”, “đọc ít” và “đọc theo phong trào”, theo “tâm lý đám đông” của phần nhiều giới trẻ hiện nay. Trong đó văn hóa đọc mới chỉ dừng lại ở việc đọc chủ yếu là tra cứu tài liệu, đọc sách theo thị hiếu đám đông còn thói quen đọc, kỹ năng đọc như thế nào chưa được bạn đọc chú ý và đầu tư. Cụ thể hơn số lượng đọc không đều, có người đọc nhiều và có người đọc ít.Tình trạng người đọc thích đọc truyện tranh dễ hiểu hơn là những cuốn sách dày, mang tính lý luận là xu hướng phổ biến hiện nay. Theo điều tra của Cục Xuất bản có 50% sách được ưa thích là sách minh họa bằng tranh ảnh, dễ hiểu, đơn giản... Trong bài báo nhân Ngày hội đọc sách toàn quốc 23/4/2012 với tiêu đề: “Hứa hẹn sự khởi sắc của văn hóa đọc”, tác giả Linh Anh chia sẻ “Giới trẻ, thế hệ đọc tương lai có xu hướng đọc truyện tranh với những nội dung đơn giản, thậm chí thiếu lành mạnh, ngại đọc các loại sách kinh điển, lý luận, đặc biệt là các sách dày, nhiều tập. Giới trẻ chú ý thể loại truyện tranh trong khi gần như không quan tâm đến tiểu thuyết trong nước”. Tại Việt Nam chưa hình thành và xây dựng được chiến lược cụ thể và lâu dài cho việc phát triển văn hóa đọc. Việc phát triển công nghệ thông tin tạo điều kiện tốt cho việc đọc và hình thành các phương thức đọc mới góp phần vào sự phân hóa thị hiếu đọc của công chúng. Việc đọc sách chủ yếu rơi vào các nhóm độc giả là học sinh – sinh viên, nhà nghiên cứu làm việc trong môi trường có liên quan đến sách vở, tri thức, còn nhóm độc giả là những người đi làm ngoài ngành ít có cơ hội đọc sách. Nhóm người đọc ở thành thị chiếm tỷ lệ cao bên cạnh nhóm người đọc ở miền núi và và nông thôn. Khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa ít có thói quen đọc sách, vì điều kiện sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Bên cạnh đó, hình thức văn học mạng, sách đọc trên mạng internet chỉ cập nhật ở nơi có internet, hệ thống nhà sách, thư viện phát triển còn ở vùng nông thôn do cơ sở vật chất, hạ tầng, giao thông còn thiếu và yếu nên việc đọc sách và cập nhật những nguồn sách mới hầu như là không đầy đủ. Điều này đã tạo ra sự chênh lệch khá lớn trong đối tượng tiếp nhận, và có sự phân hóa rõ rệt với từng đối tượng đọc sách.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm