1 câu trả lời
Phân tích truyện ngắn Chí Phèo
DÀN Ý CHI TIẾT
1. Mở bài:
- Giới thiệu Nam Cao: là một nhà văn hiện thực xuất sắc trong giai đoạn văn học 1930 - 1945.
- Giới tiệu chung về truyện ngắn Chí Phèo: Truyện ngắn kết tinh thành công của Nam Cao trên đề tài nông thôn, nông dân và là một kiệt tác trong nền văn xuôi trước cách mạng.
2. Thân bài:
a. Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo:
- Tiếng chửi mở đầu tác phẩm một cách bất ngờ: Đây cũng là cách giới thiệu nhân vật một cách ấn tượng.
- Đây là tiếng chửi của một kẻ say rượu có vẻ vu vơ mơ hồ. Nhưng thật ra rất tỉnh táo. Hình như anh ta mượn rượu để chửi đời. Tiếng chửi rất văn vẻ có thứ tự: Chửi trời, chửi đời, cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí. Đối tượng vì thế đã được xác định: Cái xã hội đã sinh ra kiếp sống Chí Phèo.
- Lời trần thuật nửa trực tiếp rất độc đáo.
- Tiếng chửi ấy thể hiện tâm trạng bi phẫn cùng cực của Chí.
b. Nhân vật Chí Phèo:
* Trước khi đi ở tù
- Người nông dân lương thiện:
+ Sinh ra tội nghiệp, không cha không mẹ, sống và làm thuê cho nhiều người.
+ Lớn lên làm canh điền cho Bá Kiến.
+ Hiền lành, từng “ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải..”
=> Con người lao động nghèo khổ đáng thương, hiền lành.
- Khi bóp chân cho bà Ba: Thấy nhục chứ yêu đương gì, run run sợ hãi, uất ức chịu đựng.
=> Con người luôn ý thức được nhân phẩm, có lòng tự trọng và nhẫn nhịn trong thân phận tôi đòi, đáng thương.
* Khi ở tù về: Khác hẳn cả về thể xác và tâm hồn
• Mối quan hệ giữa bá Kiến - Chí Phèo:
- Chí là người nông dân hiền lành, lương thiện đã bị bá Kiến hãm hại đẩy vào tù, sau khi ở tù ra Chí hoàn toàn thay đổi cả về ngoại hình lẫn nhân tính.
+ Ngoại hình: “Cái đầu ….gớm chết”, trên mặt thì đầy những nét lằn ngang lằn dọc (kết quả của những lần rạch mặt ăn vạ).
+ Nhân tính: Hắn vừa đi vừa chửi, về hôm trước hôm sau lại ra chợ uống rượu với thịt chó từ sáng sớm đến chiều tối, sống triền miên trong vô thức từ cơn say này đến cơn say khác, làm tay sai đắc lực cho bá Kiến và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại => Chí đã bị vứt bên lề cuộc sống.
- Chí Phèo 3 lần đến nhà bá Kiến, lần nào cũng mang theo hung khí (vỏ chai hoặc con dao) => Bá Kiến là nguyên nhân của sự tha hoá, nỗi đau bị từ chối quyền làm người và bi kịch của Chí.
• Mối quan hệ Thị Nở và Chí Phèo: Là quan hệ trực tiếp thể hiện phần nhân tính chìm khuất cũng như bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí.
- Sự xuất hiện của Thị Nở có một ý nghĩa khá đặc biệt trong việc thể hiện số phận, tính cách nhân vật Chí.
+ Dưới mắt người dân làng Vũ Đại, thị Nở nghèo, xấu, dở hơi, là dòng dõi của nhà “có ma hủi”. Nhưng với Chí thì thị Nở là người “có duyên”. Bởi vì thị không chỉ là người mà còn là ước mơ hạnh phúc của Chí, thị đã giúp Chí phát hiện lại chính mình.
+ Nhưng thị cũng là nỗi đau sâu thẳm của Chí. Nghèo xấu, dở hơi…thế mà Chí vẫn không “xứng đôi” với thị => Tô đậm cái bi đát, hẩm hiu trong số phận Chí.
• Việc gặp Thị Nở như một bước ngoặc trong cuộc đời Chí. Tình yêu của Thị Nở dành cho Chí đã thức tỉnh linh hồn của Chí, kéo Chí từ thú vật trở lại làm người
- Chí có sự thay đổi về tâm lí:
+ Hắn thấy hằn già mà vẫn cô độc.
+ Đói rét, bệnh tật hắn có thể chịu được nhưng hắn sợ nhất là sự cô độc.
- Chí cảm nhận được âm vang cuộc sống chung quanh mình:
+ Tiếng chim hót trong lành buổi sáng.
+ Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ven sông.
+ Tiếng người cười nói đi chợ về.
- Chí hồi tưởng về quá khứ và hi vọng trong tương lai.
+ Có một thời hắn mơ ước có cuộc sống gia đình “Chồng cày thuê…làm”.
+ Thị sẽ mở đường cho Chí trở lại cuộc sống lương thiện.
• Khi bị thị Nở dứt tình thì tâm trạng của Chí có nhiều thay đổi: Chí ngạc nhiên sau đó Chí chợt hiểu. Quá trình diễn biến tâm lí đầy phức tạp: thức tỉnh – hi vọng – thất vọng, đau đớn – phẫn uất – tuyệt vọng.
+ Chí thức tỉnh và muốn làm người lương thiện. Chí không thể đập phá, rạch mặt ăn vạ được nữa.
+ Nhưng ai cho Chí lương thiện.
+ Kẻ thù của Chí không phải một mình bá Kiến mà là cả xã hội đương thời thối nát và độc ác.
+ Dưới con mắt của mọi người, của xã hội ấy, Chí Phèo chỉ có thể là con quỷ dữ không thể là người. Vì thế một người tập trung tất cả cái xấu như thị Nở đã phũ phàng cự tuyệt chí.
+ Chí vô cùng đau đớn tuyệt vọng “ôm mặt khóc rưng rức”. Chí dùng dao đâm chết kẻ thù và tự sát. Chí đã chết trên ngưỡng cửa lương thiện => Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
c. Nhân vật Bá Kiến
- Giọng quát rất sang, lối nói ngọt nhạt, cái cười Tào Tháo.
- Đối phó với Chí Phèo trong đoạn đầu tác phẩm: giải tán đám đông, giở giọng đường mật, gọi đầy tớ cũ của mình bằng anh, vồn vã mời Chí vào nhà uống nước, nhận họ hàng, giết gà, mua rượu cho hắn uống, đãi thêm đồng bạc để về uống thuốc.
=> Bá Kiến vừa tạm dập tắt ngọn lửa căm hờn trong người Chí vừa chuẩn bị biến Chí thành tay sai lợi hại.
=> Bản chất: xảo quyệt, gian hùng, lọc lỏi.
- Là tên địa chủ dâm đãng, có thói ghen tuông thảm hại.
=> Bá Kiến vừa mang bản chất chung của giai cấp địa chủ cường hào vừa có những nét riêng biệt sinh động.
=> Trình độ xây dựng nhân vật điển hình bậc thầy.
d. Nhân vật Thị Nở
* Ngoại hình
- Miêu tả khách quan, trần trụi: một người “ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hớn”
+ Ngẩn ngơ: hành động theo bản năng.
+ Xấu ma chê quỷ hờn: từng đường nét trên khuôn mặt không giống với những gì nên có trên khuôn mặt con người.
+ Đã vậy, Thị còn nghèo và nhà có mả hủi.
=> Thị khó có được hạnh phúc bởi một con người mang trên mình toàn những điều bất lợi
* Nhân cách
- Là con người với phẩm chất tốt đẹp, giàu tình người
+ Nam Cao xây dựng hình tượng nhân vật Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn không phải để miệt thị mà nhằm làm nổi bật nội tâm đầy tình thương của Thị Nở
+ Sau cuộc gặp gỡ vào đêm định mệnh, Thị Nở dành sự quan tâm cho Chí Phèo
+ Thị Nở quan tâm đến Chí Phèo, nấu cháo hành cho Chí ăn khi hắn bị ốm. Bưng bát cháo hành thị Nở đưa cho “hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho”
+ Chính thị Nở đã suy nghĩ về Chí Phèo: “Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người” ⇒ một cái nhìn khác với những cái nhìn của người làng Vũ Đại
+ Tình cảm và sự quan tâm của Thị Nở với Chí Phèo đã như một liều thuốc chữa lành bao nhiêu “vết thương, vết rạch” để Chí Phèo quay trở lại thành một người với sự lương thiện trong căn tính.
=> Chính tình thương và sự quan tâm khiến Thị trở nên có duyên trong mắt Chí
- Thị Nở còn là người có khát khao hạnh phúc gia đình
+ Thị Nở thích cuộc sống gia đình có vợ có chồng
+ Suy nghĩ rất nghiêm túc về mối quan hệ với Chí
+ Đối với Chí, cảm giác “ngượng ngượng mà thinh thích”
+ Bởi khát khao và suy nghĩ nghiêm túc về hạnh phúc gia đình nên Thị đã trở về xin phép bà cô và thái độ tức giận khi bà cô từ chối
- Là nhân vật góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: bi kịch cuộc đời Chí Phèo
+ Xây dựng nhân vật Thị Nở, Nam Cao muốn làm trọn vẹn thêm vấn đề trung tâm của tác phẩm: sự bi thảm trong bi kịch cuộc đời Chí Phèo
+ Ban đầu, Thị Nở và Chí Phèo đến với nhau chỉ bởi sự chung đụng về mặt thể xác
+ Sau đó, chính tình thương của Thị Nở đã làm thức dậy sự lương thiện vốn có trong Chí
+ Khi Thị Nở từ chối Chí, Chí Phèo từ chỗ khát khao và hạnh phúc đến tột cùng bị đẩy xuống tận cùng của nỗi tuyệt vọng ⇒ đẩy Chí đến những hành động sau này: uống rượu, xách dao đi giết Bá Kiến và tự sát
=> Thị Nở là nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, đồng thời cho người ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của nhân vật chính: Chí Phèo
3. Kết bài:
Cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật cũng như tài năng, tình cảm của Nam Cao.