Anh chi có nhận xét gi về tình cảm của người ra đi dành cho người ở lại (8-12 dòng)

1 câu trả lời

b. Phân tích 6 câu tiếp 
- Lối xưng hô "mình", "ta"  độc đáo, chỉ hai mà một, đó là hình ảnh những người cách mạng đã về xuôi.
- "Rừng núi" là cách nói hoán dụ để chỉ những người dân nơi chiến khu Việt Bắc.
- Người cách mạng ra đi không chỉ để lại nỗi nhớ nhung trong lòng người ở lại mà cảnh vật cũng nhuốm màu buồn bã, quyến luyến: trám bùi rụng; măng mai già.
- Tình cảm của nhân dân Việt Bắc luôn "đậm đà lòng son"
=> Nhân dân Việt Bắc thì vẫn luôn thắm thiết một mối tình son sắt với cách mạng, với cán bộ miền xa. 

c. Phân tích 2 câu cuối đoạn
- 3 tiếng " mình" trong hai câu thơ chỉ người ở lại và kẻ ra đi
- Sự hài hoà, thấu hiểu nhau của nhân dân với cách mạng
- Nhắn nhủ về cách sống thủy chung với quá khứ khi gợi nhắc những địa điểm đánh dấu bước ngoặt cách mạng: Tân Trào, Hồng Thái


3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của đoạn trích và tài năng của tác giả.
 

Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc, cuộc đời ông gắn bó với cách mạng, thơ văn ông gắn bó với những sự kiện lịch sử hào hùng của kháng chiến. Bởi thế mà khi nhắc đến Tố Hữu người ta thường nghĩ về một nhà thơ yêu nước, giàu nhiệt huyết và lý tưởng. Điểm độc đáo trong thơ Tố Hữu là thơ ông mang phong cách trữ tình, chính trị. 

 Bài thơ Việt Bắc là một trong những thành công lớn trong sự nghiệp thơ văn yêu nước của Tố Hữu. Tác phẩm được ra đời vào năm 1954, sau ngày miền Bắc giải phóng, hoà bình lập lại, nhà thơ cùng Trung ương Đảng và Chính phủ  trở về miền xuôi, tạm biệt nơi đại ngàn rừng núi. Với thể thơ dân tộc cùng lối viết nhẹ nhàng mà da diết ân tình, Việt Bắc như một khúc tâm tình đầy thương nhớ của người cách mạng với con người và núi rừng Việt Bắc. Những tình cảm thấy thiết mà nhân dân dành cho cán bộ, của cán bộ dành cho nhân dân như hoà quyện vào từng lời thơ. 12 câu thơ đầu của khổ 3 tác phẩm đã thể hiện sâu sắc nhất yêu thương ấy.

" Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ,những mây cùng mưa
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai"

Lối xưng hô " mình- ta " thường được dùng nhiều trong ca dao, dân ca Việt để thể hiện sự thắm thiết trong tình cảm của con người. Ở đây, tác giả cũng đã vận dụng lối xưng hô ấy vào bài thơ tạo sức gần gũi, ân tình của người đi, kẻ ở. Tiếng "mình" cất lên là chứa chan sự yêu thương trong đó, thật quen thuộc, thật gần gũi biết bao. Những câu hỏi vờ như có chút trách móc lại vô cùng ngọt ngào pha chút phân vân, lo lắng của lứa đôi: Không biết mình đi rồi có còn nhớ những ngày xưa? Mình có nhớ chăng những ngày cùng nhân dân trải qua vất vả, khắc nghiệt của thời tiết, thiên nhiên để chiến đấu? Mình có nhớ nơi chiến khu yêu dấu vẫn còn đó bóng dáng con người nơi đây đợi chờ, quyến luyến hay những bữa cơm chấm muối cùng nhau trong gian khó? Nhịp thơ 2/4; 2/2/4 nhịp nhàng, đều đặn lại càng thể hiện được sự thiết tha trong lòng người ở lại. Nỗi nhớ thương người cách mạng càng đong đầy thì những kỉ niệm của buổi năm xưa càng trào dâng xúc động, bằng biện pháp liệt kê quen thuộc trong nghệ thuật, tác giả đã gợi lại những câu chuyện hành quân cùng nhân dân Việt Bắc. Đó là nơi tiền tuyến mây mù, suối lũ, đầy rẫy những thách thức, hiểm nguy dân cùng người chiến đấu, chẳng hề sợ hãi, chùn chân. Đó là những bữa cơm nghèo san sẻ cho nhau miếng cơm chấm muối đầy ấm áp. Đó là mối thù chung của nhân dân và cán bộ, là mối thù chung của dân tộc khi lũ giặc xâm lăng tàn nhẫn đến đáng sợ. Gánh nặng chung trên vai là gánh nặng quân thù, cách mạng cùng nhân dân hòa trong tinh thần chung, dũng cảm bước vào cuộc chiến đấu để giết giặc, cứu nước. Trong từng tiếng thơ, ta không thấy sự than vãn hay mệt mỏi trước khó khăn vất vả mà trái lại ta cảm nhận được cảm xúc tự hào của người ở lại. Họ tự hào vì những tháng ngày anh dũng chiến chiến, về những hành trình vượt khó,  mình và ta cùng sát cánh, cùng đồng hành bên nhau đánh tan quân thù, giành lại hoà bình, tự do cho dân tộc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm