âm mưu và hành động của pháp khi xâm lược đông nam kì
2 câu trả lời
Vừa giành được độc lập, tự do sau gần một thế kỷ bị ngoại bang đô hộ, nhân dân Nam bộ cũng như nhân dân cả nước thiết tha mong muốn có hòa bình để xây dựng lại quê hương đất nước. Tuy nhiên, mong muốn ấy chưa thực hiện được, vì thực dân Pháp ráp tâm âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày19/9/1945, Chính phủ Pháp cử một đội quân viễn chinh sang Việt Nam do tướng Lơ-cơ-léc làm chỉ huy, đồng thời cử Đô đốc Đác-giăng-li-ơ (D’Argenlieu ) làm Cao ủy.
Ngay khi đến Việt Nam, tướng Lơ-cơ-léc họp báo tuyên bố trắng trợn quân đội Pháp sẽ duy trì trật tự ở Sài Gòn và sẽ thành lập một “chính phủ Nam kỳ tự trị”.
Đêm 22, rạng sáng 23/9/1945 tại Sài Gòn, được quân Anh giúp sức, quân Pháp nổ súng tấn công đánh chiếm Sở Bưu điện, Sở Cảnh sát, Khám lớn, trụ sở Ủy ban nhân dân Nam bộ và trụ sở Quốc gia Tự vệ cuộc… Âm mưu của thực dân Pháp là lợi dụng lúc quân đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, nhanh chóng dùng lực lượng quân sự sẵn có đánh chiếm Sài Gòn và Nam bộ, làm bàn đạp đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, lập lại chế độ thuộc địa và liên bang Đông Dương như chúng đã từng làm hồi cuối thế kỷ XIX. Từ tháng 10/1945, khi quân Anh trao quyền lại cho Pháp, quân Pháp mở rộng đánh chiếm toàn Nam bộ.
Đầu năm 1946, Jean Cesdile thành lập Hội đồng tư vấn Nam kỳ gồm 12 thành viên (có 8 người Việt) nhằm phục vụ ý đồ chính trị tách Nam Kỳ ra khỏi Việt Nam. Sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) phái đoàn Pháp do Max Andre dẫn đầu tiếp tục bám giữ lập trường thực dân, đòi tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam, không thừa nhận quyền ngoại giao độc lập của Việt Nam, nhằm lập lại chế độ thực dân ở Đông Dương. Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (do Võ Nguyên Giáp dẫn đầu) vạch trần âm mưu của Pháp, kiên quyết giữ vững lập trường hòa bình, độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, thân thiện với nhân dân Pháp trên nguyên tắc bình đẳng, không xâm phạm chủ quyền của nhau.
Khi hội nghị Phông-ten-blô (Fontainebleau) sắp diễn ra thì quân Pháp ở Nam kỳ do Đô đốc Đác-giăng-li-ơ làm Cao ủy đơn phương thành lập (công bố vào ngày 1/6/1946 tại Sài Gòn) cái gọi là “Chính Phủ cộng hòa Nam kỳ tự trị) do bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm “Thủ tướng”. Ngày 5/6/1946, Chính phủ Pháp do Bộ trưởng Thuộc địa M. Moutet chấp thuận hành xử của D’Argenlieu nhằm đặt vấn đề Nam kỳ vào sự đã rồi và gây áp lực cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong đàm phán. Tại Nam kỳ, Đại tá Cédile - đại diện Cộng hòa Pháp liền ký với “Tân Thủ tướng Thinh” hiệp ước nhìn nhận Nam kỳ là một xứ tự do, riêng biệt trong “liên bang Đông Dương” thuộc Pháp.
Âm mưu:Mĩ cấu kết với Pháp can thiệp sâu và chiến tranh Đông Dương.
Hành động:
- Ngày 23 - 12 - 1950, Mĩ ký với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Đây là hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính của Mĩ cho Pháp và tay sai, qua đó Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
- Tháng 9 - 1951: Mĩ ký với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ nhằm ràng buộc Bảo Đại.
- Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi đưa chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương lên quy mô lớn.
Cho mình xin 5 sao và ctlhn nhé chúc bạn học tốt mình cảm ơn ạ:33