a. Xác định thể thơ của từng ngữ liệu. b. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng, nêu tác dụng của phép tu từ đó trong từng ngữ liệu. 1. Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần 2. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan 3. Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta 4. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 5. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng giúp em với

1 câu trả lời

`1.` Thể thơ : Thơ lục bát .

`->` Biện pháp tu từ : Chơi chữ ( tài - tai ) .

`=>` Tác dụng : Tài ( tài hoa ) , tai ( tai hoạ ) . Cho ta tài năng hiếm có của Thuý Kiều nhưng nó lại mang lại cho nàng nhiều tai hoạ .

`2.` Thể thơ : Thơ tự do .

`->` Biện pháp tu từ : So sánh ( Trẻ em - búp trên cành ) , điệp ngữ ( học ) , liệt kê ( ăn , ngủ , học hành ) .

`=>` Tác dụng : Cho ta thấy vẻ đẹp của những em bé được ví như búp trên cành . Những đứa trẻ đang trong độ tuổi biết ăn , ngủ , học hành là những đứa trẻ ngoan .

`3.` Thể thơ : Thơ lục bát .

`->` Biện pháp tu từ : Nhân hoá .

`=>` Tác dụng : Gợi sự thân thiết , gần gũi giữa người nông dân và Trâu . Cho ta thấy được tình cảm của nông dân đối với Trâu như đối với một người bạn .

`4.` Thể thơ : Thơ thất ngôn .

`->` Biện pháp tu từ : Nhân hoá ( Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ ) .

`=>` Tác dụng : Cho ta thấy sự gần gũi , thân thiết giữa con người và vầng trăng . Nhờ phép nhân hoá , ánh trăng như biến thành người bạn thân tri kỉ đối với nhân vật trữ tình .

`5.` Thể thơ : Thơ 8 chữ .

`->` Biện pháp tu từ : Ẩn dụ ( Mặt trời của mẹ ) , điệp cấu trúc ( Mặt trời .... nằm ) .

`=>` Tác dụng : Thể hiện sự gắn bó của đứa con đối với người mẹ , đó chính là nguồn sống , niềm tin của người mẹ .