a) Vì sao amin dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cùng nguyên tử cacbon trong phân tử? b) Vì sao benzyl amin (C6H5CH2NH2) tan vô hạn trong nước và làm xanh quỳ tím còn anilin (C6H5NH2) thì tan kém (3,4 gam trong 100 gam nước) và không làm đổi màu quỳ tím?

2 câu trả lời

Đáp án:

a) Do amin có khả năng tạo liên kết hidro khá mạnh với nước nên dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cũng nguyên tử cacbon trong phân tử.

b) Gốc C6H5- có tương tác hút electron mạnh làm giảm mật độ electron của nguyên tử N nên làm tính bazo của anilin giảm gần như không có tính bazo đồng thời làm giảm độ tan của anilin trong nước.

- Nhóm C6H5-CH2-

- Do nhóm NH2 không đính trực tiếp vào vòng benzen nên mật độ electron trên nguyên tử Nito của phân tử C6H5CH2NH2 lớn hơn tính bazơ không bị giảm đi do đó nó tan tốt trong nước và làm quỳ tím hóa xanh

 

Đáp án:

a) Vì sao amin dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cùng nguyên tử cacbon trong phân tử?

Đáp án: Giữa phân tử amin và phân tử nước có sự liên kết hidro do đó amin dễ tan trong nước hơn dẫn xuất halogen

b) Vì sao benzyl amin (C6H5CH2NH2) tan vô hạn trong nước và làm xanh quỳ tím còn anilin (C6H5NH2) thì tan kém (3,4 gam trong 100 gam nước) và không làm đổi màu quỳ tím?

Đáp án: Đôi electron trên nguyên tử trên nitơ của phân tử anilin sẽ tạo ra được hiệu ứng liên hợp (p-pi) với vòng benzen, còn đôi electron trên nguyên tử nito của phân tử (C6H5CH2NH2) thì không tạo ra được (Rightarrow )Mật độ của electron trên nguyên tử nitơ của phân tử anilin sẽ kém hơn so với (C6H5CH2NH2)

(C6H5CH2NH2) tan vô hạn trong nước còn anilin thì tan kém là do (C6H5CH2NH2) tạo liên kết hidro với nước giúp nó phân tán tốt trong nước.

(C6H5CH2NH2) làm quỳ tím hóa xanh còn anilin thì không làm đổi màu quỳ tím là do tính bazơ của (C6H5CH2NH2) mạnh hơn tính bazơ của anilin.

Giải thích các bước giải:

Bn tham khảo nhé!!!!!!!!!!!!!! 

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm