39. Nhận định nào sau đây không đúng về hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng? A. Mật độ dân số nhỏ hơn nhiều lần so với cả nước. B. Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như băo,lụt. C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm. D. Thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp. 40. Sức ép lớn nhất đối với việc sản xuất lương thực, thực phẩm Đồng bằng sông Hồng là A. bình quân đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.B. chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm. C. thiếu nguồn lao động. D. đô thị hóa với tốc độ nhanh. 41. Nhận định nào không phải là hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng ? A. Sức ép dân số đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. C. Chịu ảnh hưởng nhiều của loại thiên tai. D. Cơ sở vật chất - kĩ thuật chưa phát triển bằng các vùng khác. 42. Vấn đề nan giải nhất ở các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng là A. việc làm. B. môi trường. C. mức sống. D. giáo dục. 43. Vụ sản xuất chính mới được hình thành ở Đồng bằng sông Hồng là A. vụ đông. B. vụ hè thu. C. vụ chiêm. D. vụ mùa. 44. Ngành nào sau đây giữ vị trì hàng đầu trong cơ cấu ngành nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng? A. Trồng cây lương thực. B. Trồng cây công nghiệp. C. Chăn nuôi. D. Nuôi trồng thủy sản. 45. Các ngành công nghiệp tiêu biểu của trung tâm công nghiệp Hải Phòng là A. hóa chất, đóng tàu, luyện kim, điện tử, sản xuất ôtô. B. đóng tàu, luyện kim đen, hoá chất, khai thác khí. C. điện tử, đóng tàu, sản xuất ô tô. D. điện tử, đóng tàu, vật liệu xây dựng, hoá chất, cơ khí. 46. Chuyên môn hóa sản phẩm công nghiệp chủ yếu của trung tâm công nghiệp Hưng Yên là A. cơ khí, vật liệu xây dựng. B. cơ khí, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng. C. cơ khí, sản xuất ô tô. D. cơ khí, điện tử, hóa chất. 47. Ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm nổi bật là A. chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. B. hình thành sớm nhất ở nước ta. C. chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của vùng. D. thuỷ điện là ngành công nghiệp trọng điểm. 48. Đồng bằng sông Hồng không có ngành công nghiệp trọng điểm nào sau đây? A. Luyện kim. B. Vật liệu xây dựng.C. Chế biến lương thực -thực phẩm.D. Năng lượng. 49. Quy mô công nghiệp loại trung bình của Đồng bằng sông Hồng thuộc về tỉnh A. Vĩnh Yên. B. Hưng Yên. C. Hải Phòng. . D. Hà Đông. 50. Trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Hải Dương. B. Hải Phòng. C. Việt Trì. D. Nam Định. 51. Tỉnh nào sau đây ở Đồng bằng sông Hồng có ngành công nghiệp khai thác khí đốt? A. Vĩnh Phúc. B. Hải Dương. C. Hưng Yên. D. Thái Bình. 52. Trung tâm công nghiệp lớn thứ hai của vùng đồng bằng sông Hồng là A. Hải Phòng. B. Hà Nội. C. Hưng Yên. D. Nam Định. 53. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng? A. Cơ cấu khá đa dạng. B. Hà Nội là trung tâm dịch vụ lớn nhất của vùng. C. Tập trung chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố. D. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của vùng. 54. Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng. B. Du lịch có vị trí thấp nhất trong nền kinh tế của vùng. C. Hà Nội là trung tâm dịch vụ lớn nhất vùng. D. Cơ cấu khá đa dạng. 55. Tỉnh phát triển mạnh du lịch biển - đảo trong của Đồng bằng sông Hồng là A. Nam Định. B. Hải Phòng. C. Ninh Bình. D. Thái Bình. 56. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong khu vực I của đồng bằng sông Hồng là A. giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. B. gtỉ trọng ngành trổng trọt và thủy sản tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. C. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản. D. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản. 57. Phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng vì A. nhằm hạn chế những trở ngại và phát huy thế mạnh vốn có của đồng bằng. B. thiếu nguyên liệu do sự phát triển công nghiệp của vùng. C. khả năng phát triển nền nông nghiệp truyền thống đang tiến dần đến chỗ giới hạn. D. tài nguyên đất hạn chế trong khi dân số tập trung quá đông. 58. Trọng tâm của định hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là A. Phát triển và hiện đại hóa nông nghiệp, gắn sự phát triển công nghiệp với công nghiệp chế biến. B. Phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, gắn với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa. C. Phát triển và hiện đại hóa cả công nghiệp chế biến và khai thác. D. Phát triển và hiện đại hóa nông nghiệp và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa. 59. Mục đích chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là A. giải quyết nhiều việc làm cho vùng. B. tăng cường hiện đại cơ sở hạ tầng. C. tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. D. khai thác các thế mạnh của vùng.
1 câu trả lời
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm