2: Cho đoạn thơ và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó... 2.1: Chủ đề đoạn văn bản? 2.2: Cụm từ “ Đã có”, “ có trong”. “ bắt đầu”, “ lớn lên” gợi em hiểu về điều gì về Đất Nước ? 2.3: Đất nước hình thành phát triển gắn với hệ thống các hình ảnh/ ý niệm cụ thể, nhỏ bé, gần gũi, bình thường, thân thuộc được nói tới trong đoạn thơ đó là gì? 2.4: Vì sao hai chữ “ Đất Nước” lại được viết hoa? “ Ta” trong dòng thơ đầu tiên là ai? Cách xưng “ta” cùng các từ ngữ “ bắt đầu”, “ lớn lên” mang đến lời thơ giọng điệu gì? 2.5:Tác giả đã sử dụng thành công các yếu tố nghệ thuật nào trong đoạn thơ này?

2 câu trả lời

Giúp em câu này với ạ

2.1: Chủ đề đoạn văn bản?

 - Đất nước được hình thành gắn liền với văn hóa, lối sống, phong tục tập quán của người Việt Nam, gắn liền với đời sống gia đình. Những gì làm nên Đất Nước cũng đã kết tinh thành linh hồn dân tộc. Đất Nước vì thế hiện lên vừa thiêng liêng, tôn kính lại gần gũi thiết tha.

2.2Cụm từ “ Đã có”, “ có trong”. “ bắt đầu”, “ lớn lên” gợi em hiểu về điều gì về Đất Nước ?

- Đất nước là những thứ thân thuộc, gần gũi, gắn bó với mỗi con người, ở trong mỗi con người từ khi phôi phia. Thể hiện tư tưởng '' Đất nước của nhân dân''.

2.3 Đất nước hình thành phát triển gắn với hệ thống các hình ảnh/ ý niệm cụ thể, nhỏ bé, gần gũi, bình thường, thân thuộc được nói tới trong đoạn thơ đó là gì?

• “Cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”, “miếng trầu bây giờ bà ăn”: gợi không – thời gian cổ tích, những câu chuyện kể xa xưa (Trầu cau…)

Khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc: nhắc về truyền thuyết Thánh Gióng.

• Tóc mẹ bới sau đầu, cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn: gợi hình ảnh quen thuộc, thân thương trong ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ…> gợi tập quán sinh hoạt và truyền thống thuỷ chung từ bao đời.

• Cái kèo, cái cột > sự vật thân thuộc với đất nước đi lên từ nông nghiệp.

• Hạt gạo phải một nắng hai sương, say, giã, giần, sang > gắn với cuộc sống lao động lam lũ, nhọc nhằn của người nông dân. • Linh hồn của đoạn thơ: hình ảnh miếng trầu.

2.4.Vì sao hai chữ “ Đất Nước” lại được viết hoa? “ Ta” trong dòng thơ đầu tiên là ai? Cách xưng “ta” cùng các từ ngữ “ bắt đầu”, “ lớn lên” mang đến lời thơ giọng điệu gì ?

- Đất nước song hành cùng chúng ta, Đất nước là khi còn tấm bé trong vòng tay của bà của mẹ những câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa mẹ kể đã đưa đất nước gắn với sự trưởng thành của một đứa trẻ hết sức tự nhiên, mật thiết. Trong văn hoá sống, sinh hoạt hàng ngày nơi miếng trầu của bà, hay cây tre trước ngõ… Một Việt Nam bao dung hiền hậu, thủy chung và gắn bó sắt son tình nghĩa anh em. Nhưng để bình yên, đất nước ấy cũng ” đứng lên” chiến đấu vô cùng quyết liệt khi chống quân xâm lược. Tác giả muốn nhân hóa ''Đất Nước'' như một con người , nên mới viết hoa.

-Từ "ta" ở đây vừa là lời tự xưng của nhà thơ, vừa có ý nghĩa đại diện cho cả một thế hệ trong đó có cả "anh" và "em" cho nên trong quan niệm của tác giả đất nước có trước khi mỗi con người, mỗi thế hệ lớn lên, đó là một đất nước có từ ngàn xưa từ rất lâu đời.

- Đó là sự cảm nhận về đất nước trong sự thống nhất hài hoà các phương diện địa lí và lịch sử không gian và thời gian. Đất nước – không gian kỷ diệu của tình yêu, của bao thế hệ đã đi qua hướng mãi suy tư của ta tới cội nguồn. Theo dòng suy cảm tác giả mở rộng các chiều kích không gian, để hướng tới cái nhìn toàn vẹn và nhiều chiều về đất nước trong chiều dài của lịch sử và chiều rộng địa lí, chiều sâu văn hoá-phong tục dân tộc.

2.5 Tác giả đã sử dụng thành công các yếu tố nghệ thuật nào trong đoạn thơ này?

- Việc vận dụng sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian: Đoạn thơ thấm đượm chất liệu văn hóa dân gian và hương sắc của văn hóa dân gian.

- Cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian lại vô cùng biến hóa, sáng tạo. Có khi trích dẫn nguyên văn ( “ngày xửa ngày xưa”).

- Thể thơ tự do, nhịp thơ biến hóa kết hợp với biện pháp tu từ như liệt kê, điệp từ, điệp ngữ khiến giọng thơ biến hóa. Khi là lời thủ thỉ tâm tình của lứa đôi, khi như lời tự nhủ với chính mình trầm lắng chất suy tư.

2.6: Cách cảm nhận về đất nước của tác giả trong đoạn thơ mới mẻ như thế nào?

- Đất nước không phải là khái niệm mơ hồ, bí ẩn mà Đất nước mang một vẻ gần gũi, thiết tha hòa mình với con người, với cuộc sống của nhân dân ta từ bao đời nay.

- Chính quá trình đấu tranh bền bỉ, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã giúp cho Đất nước trưởng thành vững chãi hơn.

- Đất nước là sự thống nhất của ba phương diện chiều rộng không gian địa lý, bề dày thời gian lịch sử và chiều sâu văn hóa.

- Nhân dân còn chính là người đã tạo ra truyền thống văn hóa lịch sử của Đất Nước, lịch sử Đất Nước không phải là sự thay đổi triều đại hay nối tiếp ngôi báu của các ông hoàng bà chúa mà lại là sự nối tiếp của các thế hệ nhân dân.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm