1.Tính khối lượng của 1 khối đá.Biết khối đá đó có thể tích là 0.5m khối và khối lượng riêng của đá là 2600kg/m khối 2.Hãy tính khối lượng và trọng lượng của 1 chiếc dầm sắt có thể tích 40dm khối.Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m khối 3.Tính Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một vật có khối lượng 250kg, thể tích 100dm khối 4.a)Hai công dân cùng kéo 1 ống bê tông nặng 2 tạ lên xe tải theo phương thẳng đứng.Mỗi người tác dụng lực kéo là 500N thì có thể kéo lên đc ko?Vì sao? b)Nếu dùng máy cơ đơn giản để đưa ống bê tông này lên thì ta nên dùng loại nào?Dùng máy đó có lợi ích j? 5.Một khối sắt có khối lượng là 390000g a)Tính trọng lượng của khối sắt b)Tính thể tích của khối sắt.Biết khối lượng riêng của khối sắt là 7800kg/m khối 6.Một quả nặng có trọng lượng 0,5N.Khối lượng của quả nặng là bnh? 7.Người ta dùng 1 bình chia độ có độ chia nhất là 2cm khối, chứa 50cm khối nước để đo thể tích của vật.Khi thả vật vào nước trong bình thì mực nước dâng lên tới vạch 84cm khối.Thể tích của vật đó là bnh?

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

1. Ta có khối lượng riêng của khối đá là : D = 2600 kg / m3.

=>Khối lượng của khối đá có thể tích 0,5 mlà: m = D.V = 2600.0,5 = 1300 (kg)

2. Sắt có khối lượng riêng D = 7800kg/m3

=>Khối lượng của chiếc dầm sắt có thể tích 40 dm3  là: m = D.V = 7800.40 : 1000 = 312 (kg)

Trọng lượng của chiếc dầm là : P = 10.m = 3120 N.

3. Tóm tắt

m = 250kg

V = 100dm3 = 0,1m3

D = ?

d = ?

Giải

Khối lượng riêng của vật là:

Trọng lượng riêng của vật là:

d = 10.D = 10.2500 = 25 000 (N/m3)

4.Đổi 2 tạ = 200 kg 

Trọng lượng của ống bê tông là :

P=10.m=10.200=2000(N)

Trọng lượng của hai công dân là :

500+500=1000(N)

Mỗi người tác dụng lực kéo là 500N thì không thể kéo lên được vì nếu kéo vật lên theo phương thẳng đứng thì cần một lực ít nhất bằng với trọng lượng của vật.Mà 2 người,một người 500N thì 2 người 1000N;còn ống bê tông có khối lượng 200 kg thì trọng lượng sẽ là 2000N.

=> Hai người này không thể kéo ống bê tông lên được.  

Nếu dùng máy cơ đơn giản để đưa ống bê tông này lên thì ta nên dùng mặt phẳng nghiêng.

Dùng máy đó lợi về lực .

5.  Đổi 390000g = 390 kg 

Trọng lượng của khối sắt là :

P=10.m=10.390=3900(N)

Thể tích của khối sắt là :

V=m/D=390/7800=0,05(m^3)

6. Khối lượng của quả nặng là :

m=P/10=0,5/10=0,05(kg)

7.

- Theo đề bài để đo thể tích vật rắn không thấm nước:

Thả chìm vật đó vào trong lòng chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.                                    

Như vậy thể tích phần chất lỏng dâng lên là: 84 – 50 = 34 (cm3)

Đáp án:

 1. Khối lượng của khối đá là: 

     $m = D.V = 0,5.2600 = 1300 (kg)$ 

2. $V = 40dm^3 = 0,04m^3$ 

Khối lượng của dầm sắt là: 

   $m = D.V = 7800.0,04 = 312 (kg)$ 

Trọng lượng của dầm sắt: 

    $P = 10.m = 10.312 = 3120 (N)$ 

3. $V = 100dm^3 = 0,1m^3$ 

Khối lượng riêng của vật là:

$D = \dfrac{m}{V} = \dfrac{250}{0,1} = 2500 (kg/m^3)$ 

Trọng lượng riêng của vật là : 

    $d = 10.D = 2500.10 = 25000 (N/m^3)$ 

4. $m = 2tạ = 200kg$ 

Trọng lượng của ống bê tông: 

    $P = 10.m = 10.200 = 2000 (N)$ 

a. Tổng lực kéo của hai người: 

     $F = 2.500 = 1000 (N)$ 

Vì: $F < P$ nên không thể kéo được ống. 

b. Để đưa ống bê tông này lên ta có thể dùng mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động hoặc đòn bẩy. 

Dùng các máy cơ đơn giản này có lợi ích là giảm lực kéo vật lên. 

5.  $m = 390 000g = 390kg$ 

a. Trọng lượng của khối sắt là: 

   $P = 10.m = 10.390 = 3900 (N)$ 

b. Ta có: $D = \dfrac{m}{V} \to V = \dfrac{m}{D}$ 

Thể tích của khối sắt là: 

    $V = \dfrac{390}{7800} = 0,05 (m^3)$ 

6. Khối lượng của quả nặng là: 

    $m = \dfrac{P}{10} = \dfrac{0,5}{10} = 0,05 (kg) = 50g$ 

7. Thể tích của vật là: 

   $V = 84 - 50 = 34 (cm^3)$ 

Giải thích các bước giải: