1.Để bảo vệ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, công dân cần phải thực hiện những biện pháp nào? 2.Công ty H đã setup 1 số phần mềm tin học đã được đăng kí bản quyền tác giả cho hệ thống máy tính của công ty mà không xin ý kiến của tác giả. Tác giả của phần mềm đó cho rằng công ty H đã xâm phạm quyền sở hữu tài sản của họ và họ đã khởi kiện công ty H. Theo em, việc khởi kiện đó là đúng hay sai? Giải thích vì sao?

2 câu trả lời

1.

- Chủ sở hữu phài giữ gìn cẩn thận, tự bảo vệ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, chiếm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Không xâm phạm vào tài sản cá nhân, tổ chức, tập thể và nhà nước. Nếu gây thiệt hại cho tài sản của người khác phải bồi thường theo quy định pháp luật.

- Chấp hành tốt pháp luật Quyền sở hữu tài sản của công dân

2.Theo em, việc khởi kiện công ty H của tác giả phần mềm đó là đúng và công ty H đã sai vì hành vi set up 1 số phần mềm tin học đã được đăng kí bản quyền tác giả cho hệ thống máy tính của công ty mà không xin ý kiến của tác giả như vậy đã làm trái lại. Quyền sở hữu tài sản cùa công dân, xâm phạm vào tài sản cá nhân và cần có trách nhiệm phải bồi thường tác giả đó theo quy dịnh của pháp luật.

  Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.