10. Trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở là do A. đẩy mạnh khai thác khoáng sản nên công nghiệp phát triển mạnh. B. mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp. C. có nhiều nông phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới xuất khẩu. D. nhiều dân tộc ít người sinh sống, giàu bản sắc dân tộc. 11. Các tiểu vùng của Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung về tự nhiên là A. chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình. B. chịu sự ảnh hưởng và chi phối của vĩ độ cao. C. chịu sự tác động lớn của biển. D. chịu sự tác động mạnh mẽ của mạng lưới thuỷ văn. 12. Đặc điểm nào sau đây nói về dân cư của vùng Trung du và miền núi phía Bắc? A. Vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người, các dân tộc phân bố đan xen với nhau. B. Dân cư thưa nhất cả nước, các dân tộc phân bố theo các khu vực riêng biệt. C. Số dân ít, thành phần dân tộc đa dạng, các dân tộc phân bố đan xen với nhau. D. Số dân ít, nhiều dân tộc ít người, các dân tộc phân bố theo các khu vực riêng biệt. 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. B. Có thế mạnh phát triển thủy điện. C. Dân cư tập trung đông, mật độ dân số cao. D. Có thế mạnh phát triển chăn nuôi gia súc. 14. Thiên tai phổ biến gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. rét đậm, rét hại. B. cát bay, cát lấn. C. triều cường, xâm nhập mặn. D. sóng thần. 15. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển kinh tế - xă hội của vùng Trung du và miền núi phía Bắc là A. nơi tập trung của nhiều dân tộc ít người. B. sự phân dị địa hình sâu sắc. C. khí hậu phân hoá phức tạp. D. cơ sở hạ tầng kém phát triển. 16. Trung Du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất là do A. ảnh hưởng của vị trí và các dăy núi hướng vòng cung. B. có nhiều dăy núi cao hướng tây bắc - đông nam. C. các đồng bằng, bồn trũng đón gió. D. có vị trí giáp biển và các đảo ven bờ nhiều. 17. Các trung tâm kinh tế quan trọng của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. Thái Nguyên, Phú Thọ, Hạ Long. B. Phú Thọ, Quảng Ninh, Lạng Sơn. C. Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn. D. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long. 18. Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành công nghiệp nặng do có A. sản phẩm cây công nghiệp đa dạng. B. nguồn lương thực, thực phẩm phong phú. C. nguồn thuỷ sản và lâm sản to lớn. D. nguồn thủy năng và khoáng sản dồi dào. 19. Cơ sở chủ yếu để cơ cấu ngành công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng là do A. tài nguyên thiên nhiên đa dạng. B. lao động có nhiều kinh nghiệm. C. chính sách ưu tiên của Nhà nước. D. giao lưu thuận lợi với vùng khác 20. Khó khăn lớn nhất khi khai thác các mỏ khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. các mỏ khoáng sản phân bố phân tán. B. khu vực có các mỏ khoáng sản là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người. C. thiếu lao động có kĩ thuật cao. D. đòi hỏi các phương tiện hiện đại và chi phí cao. 21. Các khoáng sản có trữ lượng lớn của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. crôm, vàng, titan, bô xít, than nâu. B. than đá, sắt, dầu khí, crôm, apatit. C. than đá, sắt, apatit, đá vôi. D. than bùn, dầu khí, thiếc, bô xít. 22. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, tiểu vùng Đông Bắc có thế mạnh nổi bật hơn tiểu vùng Tây Bắc về A. các cao nguyên đá vôi. B. chăn nuôi bò sữa. C. tiềm năng thủy điện. D. Khoáng sản năng lượng. 23. Nguồn than ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu phục vụ cho A. nhiệt điện và hóa chất. B. nhiệt điện và luyện kim. C. nhiệt điện và xuất khẩu. D. luyện kim và xuất khẩu. 24. Vùng than lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phổ biến ở tỉnh nào sau đây? A. Lạng Sơn. B. Lào Cai. C. Quảng Ninh. D. Thái Nguyên. 25. Khoáng sản nào sau đây không tập trung nhiều ở Trung du và miền núi Bắc bộ? A. Than nâu B. Đồng. C. Sắt. D. Bôxit. 26. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ loại khoáng sản có thế mạnh nổi bật nhất là nhóm A. khoáng sản năng lượng. B. khoáng sản vật liệu xây dựng. C. khoáng sản phi kim. D. khoáng sản kim loại. 27. Đất hiếm của Trung du và miền núi Bắc Bộ tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây? A. Lào Cai. B. Hòa Bình. C. Lai Châu D. Phú Thọ. 28. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ sắt tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây? A. Yên Bái. B. Sơn La. C. Lai Châu. D. Cao Bằng. 29. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ thiếc và Bôxit tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây? A. Lai Châu B. Yên Bái. C. Lào Cai. D. Cao Bằng.
2 câu trả lời
Câu 10: B
Câu 11: A
Câu 12: A
Câu 13: C
Câu 14: A
Câu 15: D
Câu 16: A
Câu 17: C
Câu 18: D
Câu 19: A
Câu 20: A
Câu 21: C
Câu 22 -> 29: Tự làm
*Lưu ý: Mình xin lỗi bạn nha, mình làm nhiều câu này mệt quá còn câu 22 đến 29 bạn tự làm nha! Chúc bạn học tốt! ^ _ ^
C10. B. mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp.
C11. A. chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.
C12. B. Dân cư thưa nhất cả nước, các dân tộc phân bố theo các khu vực riêng biệt.
C13. C. Dân cư tập trung đông, mật độ dân số cao
C14. A. rét đậm, rét hại.
C15. D. cơ sở hạ tầng kém phát triển.
C16. A. ảnh hưởng của vị trí và các dăy núi hướng vòng cung.
C17. C. Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn.
C18. D. nguồn thủy năng và khoáng sản dồi dào.
C19. A. tài nguyên thiên nhiên đa dạng
C20. D. đòi hỏi các phương tiện hiện đại và chi phí cao.
C21. C. than đá, sắt, apatit, đá vôi.
C22. D. Khoáng sản năng lượng.
C23. C. nhiệt điện và xuất khẩu.
C24. C. Quảng Ninh.
C25. D. Bôxit.
C26. D. khoáng sản kim loại.
C27. C. Lai Châu
C28. A. Yên Bái.
C29. D. Cao Bằng.