1. Vì sao giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống con cái người lao động? 2. Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin cậy) hãy nêu thực trang về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động ở Việt Nam hiện nay ? Cần phải làm gì để giải quyết thực trạng mâu thuẫn lợi ích kinh tế đã nêu trong dẫn chứng? (đề xuất cá nhân về cách giải quyết)
1 câu trả lời
câu 1
Khi lợi ích của người lao động được bảo đảm bằng các mức lương thỏa đáng, lợi ích của người sử dụng lao động sẽ tăng, tạo cơ sở kinh tế để tăng thu nhập và lợi ích kinh tế cho người cung ứng sức lao động, tạo ra sự gắn kết cộng đồng giữa người lao động với người sử dụng lao động. Đó chính là tác động tích cực của tiền lương. Ngược lại, nếu chính sách tiền lương không hợp lý, không chú ý đúng mức đến lợi ích của người lao động, sẽ làm suy giảm động lực của sản suất, tác động xấu đến thái độ, động cơ của người lao động, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn nhân công có thể bị kiệt quệ về thể lực, giảm sút về chất lượng. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng cắt xén thời gian làm việc, lãng phí nguyên, nhiên, vật liệu; làm rối, làm ẩu, gây nên mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa người sử dụng lao động và người cung ứng sức lao động. Một biểu hiện nữa của chính sách tiền lương không hợp lý là tạo ra tình trạng phân bố lao động bất hợp lý giữa các ngành, các vùng, các khu vực kinh tế, dẫn đến tình trạng thất nghiệp cục bộ trong khi có nơi lại thiếu lao động, hoặc gây ra nạn chảy máu chất xám...
câu 2
Kinh tế thị trường (KTTT) là một hệ thống, ở đó quy luật cung và cầu định hướng cho việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Cung bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vốn và lao động. Cầu bao gồm mua hàng của người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Các doanh nghiệp bán sản phẩm của họ với giá cao nhất mà người tiêu dùng sẽ trả. Người tiêu dùng tìm kiếm mức giá thấp nhất cho hàng hóa và dịch vụ mà họ muốn mua. Người lao động nhận dịch vụ ở mức lương cao nhất có thể mà kỹ năng của họ cho phép. Các nhà tuyển dụng tìm cách có được những nhân viên tốt nhất với mức lương thấp nhất có thể.
Kinh tế thị trường hiện đại, đầy đủ ít nhất phải thể hiện sáu đặc điểm sau:
Thứ nhất là sở hữu tư nhân. Để KTTT vận hành, hầu hết tài sản là hàng hóa và dịch vụ đều phải thuộc sở hữu tư nhân. Chủ sở hữu tài sản có thể lập các hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý để mua, bán hoặc cho thuê tài sản của họ. Tài sản của họ sẽ cho họ quyền sinh lợi từ quyền sở hữu.
Thứ hai là quyền tự do lựa chọn. Chủ sở hữu được tự do lựa chọn sản xuất cái gì, bán và mua hàng hóa và dịch vụ gì trong một thị trường cạnh tranh. Họ chỉ có hai ràng buộc: Một là, giá mà họ sẵn sàng mua hoặc bán; hai là, số vốn họ có.
Thứ ba là động cơ tư lợi. Mọi người đều bán sản phẩm của mình cho người nào trả giá cao nhất và thương lượng giá thấp nhất để mua. Mặc dù điều này là tư lợi, nhưng lại có lợi cho nền kinh tế về lâu dài. Hệ thống đấu giá này sẽ định giá cho hàng hóa và dịch vụ phản ánh giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cung cấp một bức tranh chính xác về cung - cầu tại bất kỳ thời điểm nào.
Thứ tư là cạnh tranh. Áp lực cạnh tranh sẽ giữ cho giá thấp. Cạnh tranh cũng bảo đảm xã hội cung cấp hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả nhất. Ngay khi nhu cầu tăng lên đối với một mặt hàng cụ thể, giá cả sẽ tăng theo quy luật cầu. Các đối thủ cạnh tranh thấy rằng họ có thể nâng cao lợi nhuận bằng cách sản xuất thêm vào nguồn cung. Điều đó làm giảm giá đến mức chỉ còn lại những đối thủ cạnh tranh tốt nhất. Áp lực cạnh tranh này cũng áp dụng đối với người lao động và người tiêu dùng. Người lao động cạnh tranh với nhau để có công việc được trả lương cao nhất. Người tiêu dùng cạnh tranh để có sản phẩm tốt nhất với giá thấp nhất.
Thứ năm là hệ thống thị trường và giá cả. Nền KTTT dựa trên một thị trường hiệu quả để bán hàng hóa và dịch vụ. Đó là nơi mà tất cả người mua và người bán đều có quyền truy cập bình đẳng vào cùng một thông tin. Sự thay đổi giá cả là sự phản ánh thuần túy quy luật cung - cầu. Có năm yếu tố quyết định cầu: Giá sản phẩm, thu nhập của người mua, giá cả của hàng hóa liên quan, thị hiếu tiêu dùng, kỳ vọng của người mua.
Thứ sáu là vai trò của chính phủ. Vai trò của chính phủ là bảo đảm rằng thị trường mở cửa và hoạt động. Ví dụ, chính phủ chịu trách nhiệm về an ninh, quốc phòng để bảo vệ thị trường. Chính phủ cũng bảo đảm rằng mọi người đều có quyền tiếp cận thị trường bình đẳng. Chính phủ trừng phạt các công ty độc quyền hạn chế cạnh tranh, bảo đảm không ai thao túng thị trường và mọi người đều có quyền truy cập thông tin bình đẳng.
Kinh tế thị trường hiện đại, đầy đủ có đầy đủ tất cả các loại thị trường, gồm thị trường các nhân tố sản xuất, thị trường hàng hóa và dịch vụ... và kết nối cung - cầu hoàn hảo để giảm bớt phụ thuộc xuất, nhập khẩu, trừ các mặt hàng đặc biệt và thật sự đặc biệt mà năng lực sản xuất trong nước không đáp ứng được, để từ đó không bị ảnh hưởng bởi thị trường bên ngoài.