1. Trình biên dịch dùng để?
A. Viết chương trình.
B. Kết thúc chương trình.
C. Biên dịch chương trình thành ngôn ngữ máy.
D. In ký tự ra màn hình.
[
]
2. Thuật toán là?
A. Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo trình tự xác định
B. Là dãy các câu lệnh của máy tính
C. Chương trình máy tính
D. Là dãy bit gồm 2 ký tự 0 và 1
[
]
3. Hãy cho biết kết quả sau khi thực hiện thuật toán sau:
Bước 1. Tam←x;
Bước 2. x←y;
Bước 3. y← tam;
A. Giá trị của biến x bằng giá trị của biến y
B. Hoán đổi giá trị hai biến x và y
C. Giá trị của biến y bằng giá trị của biến x
D. Khác
[
]
4. Program là từ khóa khai báo gì?
A. Tên chương trình
B. Các thư viện
C. Điểm bắt đầu chương trình
D. Điểm kết thúc chương trình
[
]
5. Câu lệnh khai báo tên chương trình sai là:
A. program bai_1;
B. program dien_tich;
C. program chu_vi;
D. program bai 1;
[
]
6. Integer là kiểu dữ liệu?
A. Chuỗi.
B. Số nguyên.
C. Số thực.
D. Logic.
[
]
7. Trong NNLT Pascal, khai báo nào sau đây là hợp lệ?
A. Var : a:integer;
B. Var : a: integer.
C. Var a: integer.
D. Var a:integer;
[
]
8. Cú pháp khai báo hằng nào sau đây hợp lệ:
A. Var P, x: real;
B. Const Pi=3.14;
C. Var A, b:= real;
D. Const V=500;
[
]
9. Trong chương trình Pascal. Cấu trúc tuần tự thực hiện bao nhiêu thao tác?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
[
]
10. Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau :
j:=0; s:=1;
j:=j+2; s:=s+2; Giá trị của biến j , biến s bằng bao nhiêu :
A. j=2; s=3
B. j=3; s=4
C. j=4; s=5
D. j=5; s=6
2 câu trả lời
Câu 1 :
- Trình biên dịch dùng để biên dịch chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được
=> Đáp án : C
Câu 2 :
- Thuật toán là dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để từ Input của bài toán ta thu được Output cần tìm
=> Đáp án : A
Câu 3 :
- Mô phỏng thuật toán với x = 2, y = 3
+ Tam ← 2
+ x ← 3
+ y ← 2
=> Giá trị x = 3, y = 2
=> Giá trị hai biến đã hoán đổi cho nhau
=> Đáp án : B. Hoán đổi giá trị của hai biến x và y
Câu 4 :
- Khai báo tên chương trình : program
- Khai báo thư viện : uses
- Từ khoá bắt đầu chương trình : begin
- Từ khoá kết thúc chương trình : end.
=> Đáp án : A. tên chương trình
Câu 5 :
=> program bai 1;
=> Tên chương trình có dấu cách ⇒ Tên chương trình sai
=> Đáp án : D, program bai 1;
Câu 6 :
- Chuỗi : String
- Số nguyên : integer, byte, ...
- Số thực : real;
- Logic : booleam
=> Đáp án : B. Số nguyên
Câu 7 :
- Cú pháp khai báo biến : var <danh sách biến> : <kiểu dữ liệu>;
=> Đáp án : D. Var a : integer;
Câu 8 :
- Cú pháp khai báo hằng : const <tên hằng> = <giá trị hằng>;
=> Đáp án : B. Const Pi = 3.14;
=> Đáp án : D. Const V = 500;
Câu 9 :
- Cấu trúc tuần tự thực hiện 3 thao tác :
+ Thao tác nhập dữ liệu
+ Thao tác xử lí dữ liệu
+ Thao tác xuất dữ liệu
=> Đáp án : C. 3
Câu 10 :
- Giá trị ban đầu j = 0 và s = 1
+ j = j + 2 = 0 + 2 = 2
+ s = s + 2 = 1 + 2 = 3
=> Giá trị j = 2 và s = 3
=> Đáp án : A. j = 2, s = 3
1) Chọn $C$
2) Chọn $A$
3)
Bước 1. Tam←x;
Bước 2. x←y;
Bước 3. y← tam;
Mô tả:
Đầu tiên, biến Tam được gán vào giá trị của biến x. Tức là $Tam:=x$
Tiếp theo, biến x được gán vào giá trị biến y. Tức là $x:=y$ (Bây giờ thì giá trị của x là giá trị của y)
Cuối cùng, biến y được gán vào giá trị của biến Tam. Tức là $y:=Tam$ (Bây giờ thì giá trị của y là giá trị của x, qua biến Tam)
Do đó, giá trị của biến x và biến y sẽ hoán đổi cho nhau
Chọn $B$
4) Chọn $A$
5) Chọn $D$
Vì tên chương trình không được phép có khoảng trắng
6) Chọn $B$
7)
A. Var : a:integer; (Không được phép có dấu ":" sau var)
B. Var : a: integer. (Không được phép có dấu "." sau khi khai báo)
C. Var a: integer. (Tương tự ý B)
D. Var a:integer; (ĐÚNG)
Chọn $D$
8)
A. Var P, x: real; (Var không phải khai báo hằng. Const mới là dùng để khai báo hằng)
B. Const Pi=3.14; (ĐÚNG)
C. Var A, b:= real; (Tương tự ý A)
D. Const V=500; (ĐÚNG)
Cả hai đều đúng, mong bạn xem lại
9) Chọn $C$ (Gồm Nhập --> Xử lí --> Xuất)
10)
Thực hiện câu lệnh:
j:=0; s:=1;
j:=j+2; s:=s+2;
Mô tả:
j:=0; s:=1;
Giá trị mới của j:= Giá trị hiện tại của j+2; Giá trị mới của s:= Giá trị hiện tại của s+2;
Do đó giá trị của biến j=0+2=2; của s=1+2=3
Chọn $A$