1. Trình bày cấu trúc hiển vi, cấu trúc siêu hiển vi của nst 2. Khái niệm đột biến cấu trúc nst 3. Các dạng đột biến và hậu quả của đột biến cấu trúc nst

1 câu trả lời

1)

* Cấu trúc siêu hiển vi:
- NST được cấu tạo bởi 2 thành phần: ADN + protein loại histon.
- Phân tử ADN có chiều ngang 2nm, gồm 146 cặp Nu quấn quanh khối protein (8 phân tử histon) 7/4 vòng --> nucleoxom.
- Nhiều nucleoxom liên kết với nhau (mức xoắn 1) --> sợi cơ bản (chiều ngang là 11nm). (Giữa 2 nucleoxom liên tiếp là 1 đoạn ADN và 1 phân tử protein histon).
- Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc 2 --> sợi nhiễm sắc (30nm)
- Sợi nhiễm sắc cuộn xoắn bậc 3 --> sợi siêu xoắn (300nm)
- Sợi siêu xoắn kết đặc --> cromatit (700nm).

2) Đột biến cấu trúc NST là thay đổi số lượng, trình tự sắp xếp gen trong NST -> thay đổi hình dạng, kích thước, cấu trúc NST.

3) Các dạng đột biến cấu trúc NST. 
* Đột biến mất đoạn:
- Làm mất từng loại NST, mất đầu mút hoặc mất đoạn giữa NST. Làm giảm số lượng gen trên NST.
- Mất đoạn có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng hay ở tế bào sinh dục.
- Cơ chế gây đột biến mất đoạn
* Đột biến lặp đoạn:
- Là một đoạn của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên NST.
- Cơ chế phát sinh lặp đoạn là do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 trong 4 cromatit của cặp NST tương đồng hoặc giữa 2 cromatit của cùng 1 NST
* Đảo đoạn: 
   Đoạn NST bị đứt ra rồi đảo ngược lại 1800, có thể chứa tâm động hoặc không chứa tâm động. Làm thay đổi trình tự gen trên NST.
* Chuyển đoạn: 
- Là sự trao đổi đoạn trong 1 NST hoặc giữa các NST không tương đồng.    
- Trong đột biến chuyển đoạn giữa các NST một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
- Cơ chế gây đột biến chuyển đoạn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm