1/ Thế nào là cái cụ thể cảm tính phân biệt nó thế nào với cái cụ thể trong tư duy (hay “cái cụ thể” theo đúng nghĩa của từ)? Cái cụ thể thứ nhất hay thứ hai có mặt trong tên gọi của nguyên tắc này?); Làm rõ hơn nữa 2-3 nghĩa khác nhau của thuật ngữ “cái cụ thể”, “cái trừu tượng”? 2/ Tư duy xuất phát từ cái trừu tượng nào trong số hai loại trừu tượng trên, nhưng như là kết quả của nhận thức có nhiều cái trừu tượng có thể được chọn, vậy tiêu chí nào để ta chọn đúng cái có tên trong tên gọi của Nguyên Tắc? 3/ Làm rõ nội dung của nguyên tắc “đồng nhất tư duy và tồn tại” trong phép biện chứng duy vật? Thế nào là “phát sinh cá thể” và thế nào là “phát sinh loài”, đối tượng nghiên cứu và nội dung khái quát của “bào thai học” và “cổ sinh học” là gì? 4/hãy gọi tên ba – bốn mối tương quan được triển khai từ nguyên tắc thống nhất lịch sử - logic? Hãy lưu ý: đối tượng của tư duy (của nhận thức khái niệm) có lịch sử hình thành và phát triển bao gồm tiền sử, quá tình sinh thành và trạng thái trưởng thành của nó, có logic của các quá trình đó; tương tự nhận thức về đối tượng cũng có lịch sử và có logic, chưa kể nhận thức còn được chia thành 2 giai đoạn là cảm tính và lý tính. 5/ Cụm từ “thống nhất lịch sử - logic” khác gì với cụm từ “thống nhất logic - lịch sử”? Trường phái triết học nào dùng cụm từ thứ hai, trường phái nào dùng cụm từ thứ nhất? Câu trích dẫn nào của các nhà kinh điển thể hiện rõ nhất sự thống nhất lịch sử - logic như một phương pháp nghiên cứu đồng thời thể hiện rõ nhất nội dung của nguyên tắc lịch sử - cụ thể? (lấy của Mác 1 câu, của Ăngghen 1 câu, của Lênin 1 câu). 6/ Nội dung của từng phương pháp logic, lịch sử là gì? ưu điểm hạn chế của chúng nếu tách riêng là gì (do vậy mới cần thống nhất để bổ sung ưu và giảm thiểu hạn chế của từng phương pháp – và đây cũng là một trong các mối tương quan của sự “thống nhất lịch sử - logic” – xem lại câu 4) 7/ Phân tích thêm vai trò của nguyên tắc Thống nhất lịch sử - logic đối với nguyên tắc Đi từ trừu tượng đến cụ thể? Từ đó cho thấy sự khác nhau giữa các phương pháp nhận thức, phương pháp nghiên cứu, phương pháp trình bày; khởi điểm của mỗi phương pháp đó là gì? tiêu chí nào xác định từng khởi điểm đó?
2 câu trả lời
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm