1. Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường? Vì sao giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống con cái người lao động? 2. Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin cậy) hãy nêu thực trang về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động ở Việt Nam hiện nay ? Cần phải làm gì để giải quyết thực trạng mâu thuẫn lợi ích kinh tế đã nêu trong dẫn chứng? (đề xuất cá nhân về cách giải quyết) Dạng viết tiểu luận ấy ạ.
1 câu trả lời
1
Hàng hóa bình thường
Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị.
Về mặt giá trị sử dụng: tức hình thái tự nhiên của hàng hóa, có thể nhận biết trực tiếp bằng giác quan.
Về mặt giá trị: tức hình thái xã hội của hàng hóa, nó không có một nguyên tử vật chất nào nên dù cho người ta có lật đi lật lại mãi một hàng hóa, thì cũng không thể sờ thấy,nhìn thấy giá trị của nó.Giá trị chỉ có một tính hiện thực thuần túy xã hội, và nó chỉ biểu hiện ra cho người ta thấy được trong hành vi trao đổi, nghĩa là trong mối quan hệ hàng hóa với nhau.
Hàng hóa sức lao động
Sức lao động (năng lực lao động) là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con người đang sống và được người đó sử dụng vào sản xuất hàng hóa
Trong mọi xh, sức lao động đều là yếu tố của sx nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hoá với hai điều kiện sau:
Người lao động được tự do về thân thể, tức là có quyền tự chủ về sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định,
Người lao động ko có TLSX, ko có khả năng bán cái gì ngoài sức lđ.
Hàng hoá sức lđ:
-Hàng hoá slđ là một hàng hoá đặc biệt,mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Nó cũng có 2 thuộc tính giống hàng hóa khác là giá trị và giá trị sử dụng.
-Giá trị của hàng hoá slđ cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết lượng để sx và tái sx ra slđ quyết định. Cho nên giá trị của hàng hoá slđ được xác định gián tiếp qua giá trị những hàng hoá tiêu dùng mà người lao động dùng để tái sản xuất slđ để nuôi sống gia đình và chi phí học tập.
- Giá trị sử dụng của hàng hoá slđ là khả năng thực hiện 1 loại lao động cụ thể nào đó và được thể hiện ra trong quá trình lao động. Giá trị sử dụng của slđ phải phù hợp với yêu cầu của người sử dụng slđ.
2. So sánh hàng hoá slđ với hàng hoá thông thường
+ Giống nhau: đều là hàng hoá và cũng có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng.
+ Khác nhau :
Về mặt giá trị:
Giá trị hàng hoá slđ bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật chất và phụ thuộc vào đk lịch sử, đk sx của mỗi quốc gia…nghĩa là ngoài những nhu cầu về vật chất,người công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần, văn hóa…Những nhu cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở từng thời kì, đồng thời nó còn phụ thuộc cả vào điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó.
Giá trị slđ ko cố định : tăng lên khi nhu cầu trung bình về hàng hoá, dịch vụ của con người tăng và yêu cầu kỷ thuật lao động tăng; Giảm khi năng suất lao động xh tăng làm giảm giá trị hàng hoá tiêu dùng.
Về mặt giá trị sử dụng:
Hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian. Trái lại, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động (đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt =>giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức nó có thể tao ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.
Trong quan hệ mua và bán:
Hàng hóa thông thường là những sản phẩm hoàn chỉnh được tạo ra trong quá trình sản xuất hoặc chu kỳ sản xuất (mùa vụ)
Hàng hóa sức lao động có những đặc điểm sau:
- Ø Chỉ bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu và bán trong một thời gian nhất định thông qua các hợp đồng.
- Ø Mua bán chịu:Giá trị sử dụng thực hiện trước (bắt lao động) ,giá trị thực hiện sau (trả công sau).
- Ø Chỉ có phía người bán là công nhân làm thuê và phía người mua là các nhà tư bản,không có ngược lại.
- Ø Giá cả của sức lao động (tiền công) luôn thấp hơn so với giá trị sức lao động bởi vì đối với người công nhân, lao động là phương tiện sinh sống duy nhất vì vậy phải bán sức lao động trong mọi điều kiện.
- mình chỉ biết câu 1 thôi nha mình xin lỗi