1. Nêu các biện pháp để khắc phục hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình?ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?
2 câu trả lời
Hao mòn hữu hình của TSCĐ là sự hao mòn về vật chất, về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất đó là sự hao mòn có thể nhận thấy được từ sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu ở các bộ phận, chi tiết TSCĐ dưới sự tác động của ma sát, tải trọng, nhiệt độ, hoá chất... Về giá trị sử dụng đó là sự giảm sút về chất lượng, tính năng kỹ thuật ban đầu trong quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa. Muốn khôi phục lại giá trị sử dụng của nó phải tiến hành sửa chữa, thay thế. Về mặt giá trị đó là sự giảm dần giá trị của TSCĐ cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sản xuất. Đối với các TSCĐ vô hình, hao mòn hữu hình chỉ thể hiện ở sự hao mòn về mặt giá trị.
Nguyên nhân và mức độ hao mòn hữu hình trước hết phụ thuộc vào các nhân tố trong quá trình sử dụng TSCĐ như thời gian và cường độ sử dụng, việc chấp hành các quy phạm kỹ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ. Tiếp đến là các nhân tố về tự nhiên và môi trường sử dụng TSCĐ. Ví dụ như độ ẩm, nhiệt độ môi trường, tác động của các chất hoá học... Ngoài ra mức độ hao mòn hữu hình cũng còn phụ thuộc vào chất lượng chế tạo TSCĐ. Ví dụ như chất lượng nguyên vật liệu được sử dụng; trình độ kỹ thuật, công nghệ chế tạo...
Việc nhận thức rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức hao mòn hữu hình TSCĐ sẽ giúp các doanh nghiệp có biện pháp cần thiết, hữu hiệu để hạn chế nó.
- Giảm hao mòn hữu hình bằng cách: Thực hiện SCTX, SCL theo đúng yêu cầu kĩ thuật của TS, SD tài sản phải đúng qui trình qui phạm...
- Giảm hao mòn vô hình: Tăng cường khai thác và sử dụng TSCĐ, càng SD nhanh và thu hồi vốn nhanh càng có lợi...
* Ý nghĩa
- Nhằm hạn chế những sai qui trình, qui phạm
- Sử dụng các hình thức hiệu quả hơn.