(1) Le Quỷ Đôn đã từng nói: "Phi nông bất ổn, phi thương bất phủ, phi trí bắt hưng thế giới từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây đâu đâu cũng coi trọng trí thức. Bộ phận tinh túy nhất của trị thức là Nhân tài. Vua cha ta ngày xưa đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". Trung Quốc ngày nay coi: “Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài — kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước" (2) Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm xây dựng và đánh giá cao vai tr dot o của đội ngũ trí thức đối với cách mạng Việt Nam. Đây là vấn đề rất lớn và cũng là vấn d overline e chiến lược của Đảng trong giai đoạn Hội nhập, mở cửa […]. (3) Trong mọi xã hội cần phải có lao động tạo ra của cải vật chất, tạo ra những sản phẩm văn hóa, giá trị mở để xã hội phát triển. Muốn làm được điều đó ngoài sức lao động cơ bắp còn cần nhiều ở óc tư duy sáng tạo, luận giải, dự báo, lập kế hoạch, dự định, đưa ra cách thức tổ chức, phối hợp lực lượng để thực thi với khả năng cao nhất. Những điều này nhất thiết cần đến sự hiểu biết về tự nhiên, về xã hội để các hoạt động của mình phù hợp với các quy luật khách quan – đó chính là tri thức, kiến thức, hiểu biết. (Nguyễn Xuân Mãn, Viện cơ học và tin học ứng dụng, Một số suy nghĩ về tri thức với phát triển đất nước) Câu I: Cách dẫn dắt vấn đề trong đoạn trích trên có gì đặc biệt? (0,25 điểm) Câu 2: Nêu đối tượng chính được hướng đến trong đoạn trích. Vai trò của đối tượng này đối với sự phát triển đất nước được chỉ ra như thế nào? (0,5 điểm) Câu 3: Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. (0,25 điểm) Câu 4: Trong khoảng 420 dòng, trình bày ý kiến của mình về việc những quan điểm tác giả đưa ra là đúng hay sai đối với thời điểm hiện tại. (0,5 di hat e m)
2 câu trả lời
Câu 1/
Đoạn trích dẫn dắt từ những câu nói của học giả nổi tiếng Lê Qúy Đôn
Câu 2/
- Đối tượng chính được hướng tới trong đoạn trích là hiền tài, đội ngũ trí thức trong xã hội
- “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", “Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài - kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước"
Câu 3/
PTBĐ: nghị luận
Câu 4/
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", “Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài - kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước", đội ngữ trí thức đóng góp vai trò lớn đối với cách mạng đều là những quan điểm đúng đắn và cần thiết trong mọi thời kỳ.
Hiền tài là những người giỏi, thông minh, có óc sáng tạo, có hiểu biết sâu rộng về mọi mặt đời sống. Họ học hỏi văn hoá từ xa xưa và nhanh chóng tiếp cận được với nền văn hoá thời nay. Sự hiểu biết sâu rộng đó góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển hơn, hiện đại hơn. Khả năng phán đoán, suy xét thấu đáo và tầm nhìn xa trông rộng cho nên họ có thể vạch ra nhưng đường hướng đúng đắn, quan trọng và cần thiết cho tiến trình đi lên của xã hội trong tương lai. Những đường hướng, nhận định của họ có ảnh hướng lớn tới đất nước bởi xã hội mỗi ngày đổi thay, nhất là trong thời kì hội nhập và giao thoa, buộc người tài phải chú ý và xây dựng những hướng đi đúng đắn cho đất nước. Bên cạnh tài năng, trí tuệ, hiền tài còn là những người mang những phẩm chất đạo đức tốt đẹp: nhân hậu, chính trực, trung thành, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh mọi lợi ích cá nhân để suy nghĩ cho cả cộng đồng vì tương lai của đất nước.
Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương để xây dựng cho quê hương mình. Tóm lại, mỗi chúng ta hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phồn vinh hơn.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm xây dựng và đánh giá cao vai trò của đội ngũ trí thức đối với cách mạng Việt Nam. Đây là vấn đề rất lớn và cũng là vấn đề chiến lược của Đảng trong giai đoạn Hội nhập, mở cửa.
- Trí thức là ai? Tiêu chí hay định nghĩa về trí thức thế nào? Nếu không trả lời câu hỏi này thì mọi vấn đề đặt ra sẽ khiên cưỡng, thiếu chính xác, dàn trải, thiếu tập trung trong chính sách đề ra đối với trí thức: cuối cùng không những không tạo nên sự đột phá trong chính sách mà còn làm cho sự nghi kỵ, thiếu tin tướng trở nên khó giải thích, tạo nên dư luận không tốt trong xã hội về người trí thức - một vấn đề nhạy cảm và quan trọng.
Theo học giả Trung Quốc Hồ Thu Nguyên thì "trí thức là người hiểu trước, biết trước (tiên tri, tiên giác) rồi đem sự học hỏi cua mình cống hiến cho tiến bộ nhân loại, xã hội và dân tộc."
Theo chúng tôi khái niệm (định nghĩa) trí thức phải mang hai đặc điểm lớn: Thứ nhất, trí thức là người mang tri thức (sự hiểu biết về các quy luật của thế giới tự nhiên và xã hội loài người); Thứ hai, trí thức là người đưa hiểu biết của mình vào trong quá trình lao động để nhân thêm, tạo thêm các giá trị gia tăng đã có hay sáng tạo ra các sản phẩm mới,
các giá trị mới.
Theo nghĩa rộng có thể coi tất cả những ai sống bằng nghề gắn với thông tin, tri thức khoa học đều là trí thức - nhưng mới chỉ là trí thức nửa vời, muốn là trí thức hoàn toàn cần có lao động trên cơ sở dùng tri thức của mình tạo nên các giá trị gia tăng hay giá trị mới. Từ khái niệm trí thức nêu trên dẫn đến hai hệ quả quan trọng:
a- Trí thức là một khái niệm động cả trong không gian và thời gian. Bởi vì:
Thứ nhất, tri thức, kiến thức luôn là mới mẻ và tăng gấp bội theo thời gian. Ngày nay tri thức, kiến thức của loài người tăng gấp hàng trăm ngàn lần về sổ lượng, về chiều sâu và chiều rộng, xuất hiện ngày càng nhiều lĩnh vực KHCN mới mẻ trên nhiều bình diện so với cách đây trăm năm. Như thế, trí thức với tư cách là người mang tri thức, người có kiến thức cũng phải thay đi về chất và lượng theo thời gian. Nếu trước dây một người tốt nghiệp cao đẳng có thể xem là có tri thức thì liệu hôm nay có còn được xem là trí thức nữa hay không? Đây là vấn đề cần thảo luận và suy xét thấu đáo.
Thứ hai, tri thức, kiến thức của loài người không chỉ động theo thời gian mà còn động theo không gian. Một địa phương với mặt bằng dân trí thấp có thể xem ông thầy dậy học cấp phổ thông là người trí thức (ví dụ trước đây cả tỉnh chỉ có vài thầy giáo, cả vùng Bắc Bộ chỉ có 1, 2 trường cấp 3 chẳng hạn, tại các nước chậm tiến, tùy trình độ địa phương, những người với sức học bổ túc văn hóa cấp 3 vẫn được tôn vinh là trí thức).
b- Do là vật mang tri thức nên hoạt động của người trí thức có nội dung truyền bá thông tin tạo nên dư luận trong xã hội, có sức lôi cuốn quần chúng nhân dân, dễ được suy tôn, kính trọng trong xã hội. Chính vậy mà trí thức không chỉ mang trong mình sự hiểu biết thông thái về chuyên môn mà còn là người có tư tưởng, tình cảm, lối sống, hành động vì sự tiến bộ của cộng đồng, vì công lý, vì tiến bộ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc với nét văn hoá cao.
Cũng cần bàn thêm là khi nói về trí thức cần đề cập đến bộ phận tinh tuý nhất của nó - đó là nhân tài. Nhân tài là vấn đề cốt túy của mỗi quốc gia. Nhân tài khác với năng khiếu.
2- Tại sao trí thức có vai trò quan trọng trong phát triển xã hội?
Trong mọi xã hội cần phải có lao động tạo ra của cải vật chất, tạo ra những sản phẩm văn hoá, giá trị mở để xã hội phát triển. Muốn làm được điều đó ngoài sức lao động cơ bắp còn cần nhiều ở óc tư duy sáng tạo, luận giải, dự báo, lập kế hoạch, dự định, đưa ra cách thức tổ chức, phối hợp lực lượng để thực thi với khả năng cao nhất. Những điều này nhất thiết cần đến sự hiểu biết về tự nhiên, về xã hội để các hoạt động của mình phù hợp với các quy luật khách quan - đó chính là tri thức, kiến thức, hiểu biết.
Ngày nay, xã hội hiện đại có những đặc điểm chính là:
- Kinh tế tri thức đang là xu thế phát triển của thời đại;
- Cạnh tranh sản xuất bằng chất xám "chiến tranh trí lực", “cạnh tranh nhân tài” đang là những thách thức;
- Khoa học, công nghệ đang làm biến đổi sâu sắc các mối quan hệ xã hội, tác động mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời sống; đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và là lực lượng sản xuất thứ nhất;
- Thế giới trong thế kỷ XXI sẽ là thế giới của công nghệ gien, công nghệ nanô, công nghệ lượng tử, công nghệ điều khiển (số - tự động hoá), công nghệ thông tin... và cùng với nó là xã hội thông tin, chính phủ điện tử, thương mại điện tử, thực tế ảo,…
Tất cả những điều đó cần tri thức cao, hiểu biết sâu và rộng, đòi hỏi xử lý thông tin tốc độ lớn, đòi hỏi con người phải học liên tục, học suốt đời,... Với những lí do trên có thể khẳng định chắc chắn rằng trí thức là người giữ vai trò chính, quyết định và đi đầu.
Hồ Chủ Tịch đã nói, không có sách thì không có tri thức; không có tri thức thì không thể xây dựng xã hội chủ nghĩa. Điều này đã toát lên vị trí then chốt, vị trí số một của trí thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều này dẫn đến kết luận là tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài là kế lớn lâu dài chấn hưng đất nước.
- Trí thức ViệtNamcó những nhược điểm gì?
- Trí thức Việt Nam có hoàn cảnh lịch sử ra đời đặc thù của nó; đã có những đóng góp to lớn cho dân tộc; có nhiều đặc điểm ưu việt. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận những điểm yếu sau đây:
- Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ: Thiếu nhạy bén với thực tiễn; lý luận nhiều nhưng áp dụng vào thực tiễn ít, kém hiệu quả.
- Tính hợp lực yếu (véc tơ tổng thường không lớn vì có tương tác của nhiều véc tơ thành phần không cùng hướng)?
Sụ đố kỵ, tính hiếu danh; thích làm quan,... cũng được coi như những nhược điểm của trí thức ngày nay.
- Tạo môi trường làm việc cho trí thức - điều quan trọng nhất.
Vấn đề tạo môi trường nghiên cứu, sinh hoạt học thuật dân chủ cho trí thức hoạt động, tham gia và chủ động đề xuất các chính sách đối với đất nước có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát huy đội ngũ trí thức. Vân đề không phải là Nhà nước ưu đãi trí thức thế nào mà quan trọng trước hết là trí thức được Nhà nước tạo môi trường để sử dụng chất xám của họ ra sao. Được sử dụng mà không tin, thì đó là sự xúc phạm với người trí thức. Từ do có một bài học, khi người trí thức được tin cậy trong việc họ làm thì họ sẽ làm hết sức mình.
Đối với trí thức, Hồ Chí Mình thể hiện một sự trân trọng thật sự. Đã giao việc là giao quyền. Đã giao quyền là hoàn toàn tin tưởng. Một trong những thí dụ tiêu biểu là trường hợp ông Phan Anh, một người không phải là đảng viên cộng sản vẫn được giao chức bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trong việc sử dụng trí thức, Hồ Chí Minh không bao giờ áp đặt, không bao giờ tỏ ý lên mặt dạy đời. Bác là người uyên bác có thể còn ở trên tầm tư duy của bản thân trí thức, nhưng có lẽ chính vì vậy nên Hồ Chí Minh bao giờ cũng giản dị, khiêm tốn. Đó cũng là một phong cách rất trí thức, được trí thức ghi tạc, truyền tụng. Biết bao nhiêu trí thức đã bỏ nhà cửa đi lên chiến khu kháng chiến theo Hồ Chủ Tịch. Ông Đỗ Đình Thiện dành cả đồn điền để làm xưởng đúc tiền, ông Huỳnh Thiện Lộc hiến cả 5.000 mẫu đất cho Chính phủ để lên rừng theo kháng chiến; những nhà khoa bảng lớn như: Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng, Trần Hữu Tước, Trần Đức Thảo, Đặng Vũ Hỷ,… đã bỏ vinh hoa phú quý ở thị thành, bỏ cả nước Pháp hoa lệ để theo tháng chiến. Mà với họ, động lực trực tiếp theo kháng chiến luôn đồng nghĩa với việc: theo Hồ Chí Minh. Chính vì vậy Hồ Chí Minh có một sức hút phi thường đối với trí thức, kể cả những trí thức kiêu sang nhất, khó tính nhất. Hầu hết các trí thức Việt Nam đều suy nghĩ: Nếu không phải Hồ Chí Minh thì có lẽ khó có ai tập hợp được bấy nhiêu nhân tài của đất nước. Quả đúng như vậy.
Trí thức là lực lượng lao động số một trong xã hội; họ cần được tôn vinh, cần được hoạt động trong môi trường dân chủ, tin tưởng, hợp tác. Lao động của trí thức mang đặc thù riêng cần được xen xét trong đánh gía, sử dụng, tôn vinh, đãi ngộ. Hình thành văn hoá ứng xử đối với trí thức, tạo sức lôi cuốn trí thức trong nước, ngoài nước và quốc tế vào công cuộc xây dựng và chấn hưng đất nước là việc làm bức thiết.